Ông Dương Nhất Nguyên được bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Vietbank

(CL&CS) - HĐQT Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) nhiệm kỳ 2021 - 2025 vừa thống nhất bầu ông Dương Nhất Nguyên đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT.

Ngày 26/4/2021, Vietbank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 tại TP.HCM. Đại hội đã bầu ra HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2021 - 2025. HĐQT đã bầu ông Dương Nhất Nguyên đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT. (Ảnh: N.N)

Ngày 26/4/2021, Vietbank đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 tại TP.HCM. Đại hội đã bầu ra HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2021 - 2025. HĐQT đã bầu ông Dương Nhất Nguyên đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT. (Ảnh: N.N)

Theo đó, HĐQT gồm các thành viên: ông Dương Nhất Nguyên, bà Quách Tố Dung, bà Lê Thị Xuân Lan, bà Lương Thị Hương Giang và thành viên độc lập Nguyễn Hữu Trung, trong đó ông Dương Nhất Nguyên đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT, ông Nguyễn Hữu Trung giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT. BKS gồm: ông Mạc Hữu Danh, ông Hứa Ngọc Nghĩa và bà Nguyễn Đỗ Xuân Dung, trong đó ông Hứa Ngọc Nghĩa đảm nhiệm chức vụ Trưởng BKS.

Ông Dương Nhất Nguyên có bằng Thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh tại Keller Graduate School of Management, Trường Đại học DeVry, Hoa Kỳ. Ông đã có trên 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh - tài chính - ngân hàng. Ông Dương Nhất Nguyên tham gia ban điều hành Vietbank từ tháng 1/2013 với vị trí Phó Tổng Giám đốc. Từ năm 2013 đến nay, ông trải qua các vị trí quản trị, điều hành tại Vietbank: Phó Tổng Giám đốc kiêm thành viên HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, Phó Chủ tịch HĐQT Vietbank nhiệm kỳ 2016-2020.

Năm 2020, Vietbank đã đạt 380 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Tại thời điểm cuối năm 2020, Vietbank đạt 91.505 tỷ đồng tổng tài sản, dư nợ cho vay khách hàng (bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) đạt 49.059 tỷ đồng, huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) đạt 69.530 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,6%.

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 của Vietbank đã thông qua kế hoạch kinh doanh tối thiểu theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2021 do Ngân hàng Nhà nước giao tăng 4,5% gồm: tổng tài sản tăng 20%, đạt 110.000 tỷ đồng; huy động vốn (gồm giấy tờ có giá) tăng 21%, đạt 84.000 tỷ đồng; dư nợ cho vay tăng 4,5%, đạt 51.267 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng 2,6%, đạt 390 tỷ đồng.

Các thành viên trúng cử HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2021 - 2025. (Ảnh: N.N)

Các thành viên trúng cử HĐQT, BKS nhiệm kỳ 2021 - 2025. (Ảnh: N.N)

Bên cạnh đó, Vietbank cũng xây dựng kế hoạch kinh doanh phấn đấu khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 22,3% là: tổng tài sản đạt 120.000 tỷ đồng, huy động vốn đạt 91.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay tăng 22,3%, đạt 60.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 1.100 tỷ đồng.

Đại hội cũng thông qua việc ngân hàng sử dụng quỹ khen thưởng vượt kế hoạch lợi nhuận 2018, 2019 để mua cổ phiếu quỹ khi điều kiện thị trường thuận lợi. Vietbank sẽ sử dụng một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu quỹ để thưởng cho cán bộ nhân viên kèm theo điều kiện hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm kể từ ngày nhận thưởng.

Đại hội thông qua việc niêm yết cổ phiếu VBB của Vietbank tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) khi thời điểm và điều kiện thị trường thuận lợi. Hiện nay, cổ phiếu VBB đang đăng ký giao dịch tại thị trường UPCoM.

Đại diện Vietbank cho biết: Năm 2021 là năm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Vietbank, năm mở đầu một nhiệm kỳ mới, một giai đoạn hoạt động mới với định hướng “tăng tốc, tăng trưởng quy mô, đồng hành và chia sẻ cùng khách hàng trong mùa Covid 19 đồng thời tập trung đầu tư xây dựng nền tảng vững chắc về nhân sự, công nghệ, quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng cho chiến lược phát triển lâu dài được ổn định và bền vững. Mục tiêu lớn của Vietbank trong giai đoạn sắp tới là “top 15 ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản lớn nhất vào năm 2025”.

Vietbank tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận giữ lại 2017 - 2019

Ngày 25/5/2020, Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2020 từ nguồn lợi nhuận giữ lại 2017 - 2019.

Đến ngày 30/3/2021, Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận tăng vốn điều lệ của Vietbank. Dự kiến trong quý 2/2021, Vietbank sẽ hoàn tất các thủ tục để hoàn thành việc tăng vốn với tỷ lệ 14%, tương đương 587 tỷ đồng.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.