Nữ Tiến sĩ Toán học được nhận học vị ở độ tuổi trẻ nhất Việt Nam: Là Tiến sĩ khi mới 28 tuổi, được coi là 'hiện tượng' minh chứng cho trí tuệ vượt trội
Năm 1989, bà bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tiến sĩ toán – lý ở tuổi 28, trở thành nữ Tiến sĩ khoa học trẻ nhất Việt Nam vào thời điểm đó.
Nữ tiến sĩ toán học trẻ tuổi nhất Việt Nam
Lê Hồng Vân là một nhà toán học người Việt Nam, hiện là giáo sư tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Czech. Bà là nhà toán học nữ trẻ nhất của Việt Nam đạt được bằng Tiến sĩ khoa học, và là người thứ ba trong lĩnh vực Toán học sau GS. Hoàng Xuân Sính và TS. Nguyễn Thị Thiều Hoa đạt được danh hiệu này.
Bà Lê Hồng Vân sinh năm 1961 trong một gia đình trí thức danh tiếng ở Hà Nội. Bố bà là Lê Văn Giạng, nguyên Thứ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, trong khi ông nội bà là một Cử nhân Nho học. Gia đình bà còn có hai chị gái cũng nổi bật trong học tập: Lê Hoàng Lan là Tiến sĩ Sinh học và Lê Ngọc Mai là Tiến sĩ Ngữ văn.
Trong thời gian học phổ thông, bà Lê Hồng Vân đã thi đỗ vào lớp chuyên Toán của khối Phổ thông chuyên, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Nhờ thành tích học tập xuất sắc, bà đã được chọn vào đội tuyển Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) năm 1977.
IMO là một cuộc thi Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học phổ thông, được tổ chức hàng năm. Việt Nam bắt đầu tham gia kỳ thi này từ năm 1974 và trở thành quốc gia châu Á đầu tiên có mặt tại IMO.
Tuy nhiên, năm 1977, do gặp khó khăn tài chính, đội tuyển Toán học Việt Nam đã không thể tham dự kỳ thi IMO tại Nam Tư. Lỡ mất IMO, bà Lê Hồng Vân quay về ôn luyện Toán, Vật lý, Hóa học để tham dự kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ diễn ra trong ba tuần nữa.
Mặc dù thời gian chuẩn bị gấp rút và trước đó chủ yếu tập trung luyện thi IMO, nhưng khi chuyển sang ôn luyện để thi đại học, bà vẫn đạt được kết quả xuất sắc. Năm đó, bà đã đạt 25,5/30 điểm và trở thành sinh viên của Đại học Lomonosov danh tiếng.
Trong suốt quãng thời gian học đại học, bà tiếp tục giành được nhiều thành tích xuất sắc, luôn đạt điểm cao nhất trong các môn thi và sau khi tốt nghiệp, bà được chọn làm nghiên cứu sinh ở tuổi 26.
Người hướng dẫn bà trong quá trình nghiên cứu là Giáo sư A.T. Fomenko, người nổi tiếng với việc giải quyết Bài toán Plateau tuyệt đối. Đề tài nghiên cứu của bà tập trung vào Hình học vi phân, với các nghiên cứu về các mặt cực tiểu trong không gian Riemann (phi Euclide) nhiều chiều.
Trong thời gian này, bà Lê Hồng Vân đã giải quyết nhiều bài toán khó liên quan đến phép tính biến phân nhiều chiều và tối ưu hóa các hàm số. Nghiên cứu của bà đã được công bố trong 13 bài báo khoa học trên các tạp chí toán học uy tín của Liên Xô và trình bày tại các hội nghị toàn liên bang cũng như quốc tế.
Năm 1987, bà đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tại Đại học Lomonosov. Đến năm 1989, bà tiếp tục bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ tiến sĩ toán – lý ở tuổi 28, trở thành nữ Tiến sĩ khoa học trẻ nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Trước đó, bà Lê Hồng Vân đã được công nhận là một chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực phép tính biến phân.
Trong một bài báo đăng trên tờ Văn Nghệ, viện sĩ Nikulin, một nhà Việt Nam học người Nga nổi tiếng, đã nhận xét rằng: "Việc Lê Hồng Vân, một nữ toán học, bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học toán học tại Đại học Lomonosov – ngôi trường danh tiếng nhất Liên Xô (cũ) – khi chỉ mới 28 tuổi, có thể được coi là một 'hiện tượng', minh chứng cho trí tuệ vượt trội của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam."
Sau đó, bà đã giành được học bổng Heisenberg hậu Tiến sĩ tại Viện Max-Planck-Institute ở Bonn và Viện Toán Leipzig. Từ năm 2005, bà làm việc tại Viện Toán học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Czech. Các lĩnh vực nghiên cứu chính của bà Lê Hồng Vân bao gồm Hình học vi phân, Giải tích toàn cục, Tôpô Đại số, Lý thuyết biểu diễn, và Hình học Thống kê.
Các giải thưởng cao quý trong sự nghiệp của nữ Tiến sĩ Lê Hồng Vân
Trong sự nghiệp nghiên cứu của mình, bà Lê Hồng Vân đã được vinh danh với nhiều giải thưởng cao quý, bao gồm Giải thưởng của Hội Toán học Moscow năm 1990 và Giải thưởng Majorana từ Viện Vật lý Lý thuyết ICTP năm 1991.
Đáng chú ý, khi bà Lê Hồng Vân nhận giải tại ICTP, Giáo sư G. Ghihardi đã nhận xét: "Kể từ khi thành lập trung tâm cho đến những năm gần đây, chỉ có một nữ khoa học gia duy nhất từ các quốc gia đang phát triển được trao Giải thưởng của ICTP, và giải thưởng này được trao bởi chính tay Abdus Salam, một biểu tượng lớn trong lĩnh vực vật lý lý thuyết. Người phụ nữ đó đến từ Hà Nội: Lê Hồng Vân".
Ngoài ra, chồng của bà Lê Hồng Vân cũng là một nhà khoa học nổi tiếng – Tiến sĩ di truyền học Karsten Friztsche. Họ quen biết nhau khi cùng theo học tại Đại học Lomonosov.
Tổng hợp
Dương Uyển Nhi
Bình luận
Nổi bật
Kon Tum sẵn sàng cho Tuần Văn hóa - Du lịch 2024
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:12
(CL&CS) - Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 5, kết hợp Liên hoan Cồng chiêng, Xoang các dân tộc thiểu số lần thứ 2, sẽ diễn ra từ ngày 11 - 14/12/2024 với nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh và bảo tồn văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.