Thứ năm, 17/04/2025, 22:25 PM

Nông dân thu tiền tỷ nhờ quả vải to "bất thường", trở thành đặc sản 250.000 đồng/kg, khách nườm nượp tới mua

(CL&CS) - Với hình dáng to như quả trứng gà, vỏ đỏ tươi bắt mắt và hương vị ngọt thanh đặc trưng, loại quả này ở Hưng Yên đang trở thành đặc sản được săn đón trên thị trường, có giá bán lên tới 250.000 đồng/kg. Từ đó, nhiều nông dân đã đổi đời nhờ trồng loại trái cây đặc biệt này.

Tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên, vải trứng - một giống vải đặc biệt với kích thước lớn và hương vị thơm ngon đã và đang mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ mạnh trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị nông sản địa phương.

Hiện nay, vải trứng Hưng Yên hiện được bán lẻ với giá từ 200.000-250.000 đồng/kg. Dù giá khá cao so với những giống vải khác nhưng với ưu thế quả to, mã đẹp, vị ngọt thơm, cộng với nguồn cung còn hạn chế nên vải trứng Hưng Yên được đông đảo khách hàng ưa chuộng, mua làm quà biếu.

 

 

Vải trứng Hưng Yên có nguồn gốc từ xã Phan Sào Nam, huyện Phù Cừ. Giống vải này phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, cho ra quả to, thịt nhiều, vị ngọt sắc.

Để đạt được chất lượng cao, người trồng cần chú trọng đến kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là việc bón phân hợp lý để tránh tình trạng quả nhỏ hoặc bị cháy nắng.

Với những cây vải không được áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản như: bón phân, cắt tỉa, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh hại sẽ dẫn đến việc phát triển không cân đối, cây cao, cành dày, nhỏ và yếu, sâu bệnh. Đặc biệt, các loại rệp, sâu đục quả và bệnh sương mai, thán thư gây hại mạnh trong giai đoạn ra hoa, đậu quả non sẽ có tỷ lệ đậu quả thấp, nếu có đậu cũng rụng quả hàng loạt. Do đó, các nhà nông khi canh tác phải lưu tâm đến quá trình săn sóc cây cung cấp đủ nước, phân bón để cây có năng suất tốt nhất. 

 

 

Nhờ loại vải trứng này mà nhiều nông dân ở Hưng Yên đổi đời khi các cây cho sai quả, năng suất tốt và giá thành ngoài thị trường ở mức cao do thiếu nguồn cung nhưng nhu cầu của khách hàng lại lớn.

Ông Vũ Hồng Ngân (ngụ xã Quang Hưng, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) có nhiều năm kinh nghiệm trong cây ăn trái. Ông từng trồng cây cam, bưởi, vải ta song hiệu quả kinh tế chưa như kỳ vọng. “Đến năm 2015, tôi biết đến giống vải trứng độc lạ và bán được giá, có nhiều tiềm năng phát triển, gia đình tôi mới chuyển đổi sang trồng giống cây này” - ông Ngân chia sẻ lý do chọn vải trứng trở thành cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế gia đình. 

Đến nay, ông đã trồng 1.800 cây vải trứng trên diện tích gần 8ha. Nhờ áp dụng quy trình tiên tiến để canh tác và chăm sóc kỹ lưỡng, mỗi năm ông thu hoạch từ 7-10 tấn vải, mang lại doanh thu từ 2-3 tỷ đồng. Ông Ngân chia sẻ: "Bón phân ít quá thì quả bé, nhưng nhiều quá thì quả mất ngon. Từ kinh nghiệm nhiều năm trồng vải trứng, tôi nhận thấy nhà nào chăm bón phân quá liều thì quả hay bị nhũn, vỏ mỏng, nắng to dễ bị cháy quả”. Để kiểm soát chất lượng quả, nhà ông Ngân sử dụng phân bón hữu cơ, bón phân qua lá để điều chỉnh được dinh dưỡng cây trồng. Sử dụng đúng cách, hàm lượng vừa đủ nên cây vải trứng nhà ông ít sâu bọ, nhỏ lá, quả tốt, đều, đẹp.

 

 

Quả vải trứng khi thu hoạch có kích thước to gấp 2-3 lần vải thường. Muốn quả đạt được kích thước như trên, cây vải trứng phải được chăm bón đủ dinh dưỡng. 

Theo chia sẻ của các hộ dân trồng vải ở huyện Phù Cừ, từ đầu tháng 5, vải trứng bắt đầu vào vụ thu hoạch. Khi chín cây cho quả to, khoảng 18 quả/kg, vỏ đỏ rực đẹp mắt, vị ngọt đậm. Vải trứng khi thu hoạch để ngoài tự nhiên từ 3-4 ngày vẫn giữ nguyên màu sắc, hương vị. Một cây vải xòe tán chiếm diện tích 50m2, cho năng suất từ 3-4 tạ quả mỗi vụ. Mỗi ha canh tác có thể thu trên 500 triệu đồng/năm.

Ở huyện Phù Cừ để trở thành vùng phát triển mạnh giống vải đặc biệt này, bên cạnh việc chăm sóc tỉ mỉ, theo dõi sát sao thì các nhà nông còn tham gia các hợp tác xã để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt và hỗ trợ trong việc mở rộng, phát triển giống cây trồng đặc sản này.

“Sau một thời gian, nhận thấy giá trị kinh tế của cây vải trứng, các hộ dân đã trồng trở lại và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, tuân thủ quy trình chăm sóc nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, địa phương thường xuyên tổ chức những lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng quy cách cho người nông dân. Từ đó, chất lượng của vải trứng ngày càng được nâng lên, mang lại năng suất, chất lượng tốt”  - ông Đoàn Văn Hiểu, người có nhiều năm kinh nghiệm canh tác loại cây này, hỗ trợ bà con trong khu vực tỉnh Hưng Yên đưa vải trứng tiếp cận với đa dạng thị trường, khách hàng tiềm năng.

Vải trứng Hưng Yên không chỉ là đặc sản nổi tiếng mà còn là nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nông dân địa phương. Nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác hiện đại và chú trọng đến chất lượng sản phẩm, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu, góp phần thúc đẩy kinh tế trong khu vực. 

Theo Tri thức và Cuộc sống

Bình luận

Nổi bật

Nông dân thu tiền tỷ nhờ quả vải to 'bất thường', trở thành đặc sản 250.000 đồng/kg, khách nườm nượp tới mua

Nông dân thu tiền tỷ nhờ quả vải to 'bất thường', trở thành đặc sản 250.000 đồng/kg, khách nườm nượp tới mua

sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:25

(CL&CS) - Với hình dáng to như quả trứng gà, vỏ đỏ tươi bắt mắt và hương vị ngọt thanh đặc trưng, loại quả này ở Hưng Yên đang trở thành đặc sản được săn đón trên thị trường, có giá bán lên tới 250.000 đồng/kg. Từ đó, nhiều nông dân đã đổi đời nhờ trồng loại trái cây đặc biệt này.

Trong quý đầu năm, xuất khẩu gạo thu về gần 1,21 tỷ USD

Trong quý đầu năm, xuất khẩu gạo thu về gần 1,21 tỷ USD

sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:24

(CL&CS)- Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 3, giá gạo tuy có giảm so với trước đây nhưng xuất khẩu gạo vẫn tăng 54,8% về lượng, tăng 48% về kim ngạch so với tháng 2/2025, đạt 1,08 triệu tấn, thu về hơn 530,5 triệu USD.

Nâng cao kiến thức về năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST cho sinh viên

Nâng cao kiến thức về năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST cho sinh viên

sự kiện🞄Thứ tư, 16/04/2025, 17:45

(CL&CS)- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn kiến thức về năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho cán bộ, giảng viên và gần 200 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.