Niềm tin của nhà đầu tư vẫn là vốn lớn của thị trường tài chính
(CL&CS)-Nền kinh tế - tài chính xét về tổng thể 3 quý đầu năm là tương đối khả quan tuy nhiên thị trường chứng khoán gần như rơi vào trạng thái ảm đạm. Theo ghi nhận, nhiều nhà đầu tư quay lưng với thị trường, thậm chí vẫn còn đang chật vật với công cuộc tìm lại giá vốn.
Sự việc này phần lớn bắt nguồn từ nhiều khó khăn ghép lại mà lớn nhất vẫn là mức độ rủi ro là hoàn toàn không lường trước được. Khôi phục lại niềm tin của nhà đầu tư được nhận định là nhiệm vụ cấp thiết nhằm thúc đẩy thị trường trở nên sôi động hơn.
Nhìn nhận và tìm kiếm giải pháp khôi phục niềm tin
Theo chia sẻ mới nhất, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mạnh Hùng (đoàn Cần Thơ) - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, muốn khôi phục niềm tin nhà đầu tư, rất cần giải quyết các nguyên nhân khiến họ quay lưng. Trong bối cảnh có rất nhiều thách thức đặt ra hiện nay, làm thế nào để giải bài toán thiếu vốn cho nền kinh tế và không làm đứt gãy đà tăng trưởng đang được duy trì khá tốt từ đầu năm đến nay, cần tập trung có 5 giải pháp như sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và đặc biệt là đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhưng không được chủ quan với rủi ro lạm phát.
Thứ hai, cần có cơ chế điều chỉnh dòng vốn đi vào các lĩnh vực sản xuất hiệu quả, ổn định, bền vững. Các dự án cần được rà soát kỹ, có tính khả thi cao, cần hết sức tránh việc cung tiền chảy vào các lĩnh vực rủi ro cao, gây ra các hệ lụy tiềm ẩn như nợ xấu, kéo lãi suất và tỷ giá tăng cao, tạo ra những bất ổn cho nền kinh tế.
Thứ ba, trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục tăng lên, các tổ chức tín dụng cần chia sẻ khó khăn chung của nền kinh tế, chấp nhận thu hẹp biên lãi ròng bằng cách nâng cao năng lực quản trị tài chính và đẩy mạnh đầu tư để cắt giảm chi phí và đảm bảo ổn định lãi suất cho vay, đồng thời giảm ở một số các lĩnh vực khác như xăng dầu mà Bộ trưởng Bộ Công Thương đã báo cáo Quốc hội.
Thứ tư, cần sớm có giải pháp tập trung triển khai hiệu quả các gói như Nghị quyết 43 của Quốc hội ban hành vào tháng 1/2022. Thực hiện đầy đủ Nghị quyết 43 chính là một giải pháp quyết liệt để ổn định tình hình kinh tế vĩ mô, giải quyết được khó khăn về dòng vốn cho doanh nghiệp.
Thứ năm, có sớm có giải pháp phục hồi, phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường chứng khoán. Giai đoạn vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65, cơ bản giải quyết được những bất cập của Nghị định cũ trước đó là 153, tuy cần phải có các động thái để lấy lại lòng tin của nhà đầu tư đã bị mất trong thời gian vừa qua để khôi phục sớm lại hai thị trường này để cung ứng vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, vị này cũng cho rằng phải xử lý nghiêm minh những trường hợp thao túng thị trường, diệt triệt để những sai phạm tồn đọng để làm trong sạch thị trường, đồng thời cũng là bài học cảnh tỉnh cho nhiều trường hợp khác phải tự điều chỉnh lại. Cũng vì khi tâm lý bị ảnh hưởng trở thành một trong những yếu tố tác động mạnh khiến cho thị trường chứng khoán và trái phiếu doanh nghiệp bị giảm mạnh thời gian qua.
Hàn và Trung đã nỗ lực thế nào để giảm bớt xáo trộn thị trường tài chính?
Tại các quốc gia phát triển như Hàn Quốc, Trung Quốc cũng không thể tránh khỏi những biến động khôn lường trong thị trường tiền tệ. Các nước này sẵn sàng đưa ra các biện pháp chính sách để hỗ trợ thị trường và doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn đó.
Cụ thể, theo KBS News, tình hình lạm phát, tỷ giá tăng cao và biến động trên thị trường tài chính đang khiến các doanh nghiệp Hàn Quốc gặp khó khăn về huy động vốn. Mặc dù các doanh nghiệp lớn đã kích hoạt biện pháp ứng phó với khủng hoảng nhưng khó khăn chung của thị trường và sự thay đổi quá nhanh về môi trường đã khiến những doanh nghiệp tốt nhất cũng đứng trước khó khăn.
Do đó, chính phủ Hàn Quốc đã kích hoạt "quỹ bình ổn thị trường trái phiếu" trị giá 1.600 tỷ won (khoảng 1,125,303 USD) bắt đầu từ ngày 24/10.
Trái phiếu doanh nghiệp và thương phiếu cũng sẽ được quỹ Chính phủ bỏ tiền mua như một phần của chương trình thanh khoản.
Biện pháp can thiệp của chính phủ Hàn Quốc có phần tương tự như biện pháp trước đó của Chính phủ Trung Quốc khi lập quỹ hỗ trợ 29 tỷ USD. Theo đó, hồi tháng 9/2022, Bộ Chính trị nước này đã thông qua quỹ trị giá 200 tỷ NDT để ứng phó cuộc khủng hoảng thanh khoản của ngành bất động sản Trung Quốc.
Do đó, ngoài quỹ cứu trợ giải ngân qua ngân hàng với chính sách giảm lãi, trực tiếp đến các nhà thầu, Chính phủ Trung Quốc cũng đã hậu thuẫn gián tiếp cho các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc phát hành trái phiếu để đảm bảo thanh khoản.
Sự đảm bảo thanh khoản của doanh nghiệp, thị trường lúc này, hơn lúc nào hết, cũng đang gắn chặt với cơ hội hồi phục, tăng trưởng của nền kinh tế.
Nếu các giải pháp ứng xử không phù hợp, tiền trong dân sẽ còn trú ẩn vào gửi tiết kiệm, doanh nghiệp của Việt Nam sẽ còn loay hoay trong bế tắc, thay cho được hưởng những kích thích vượt thoát khó khăn, vượt lên suy thoái kinh tế theo xu thế chung đang diễn biến trên toàn cầu.
Kim Yến
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.