Dữ liệu cũ
Thứ tư, 25/07/2018, 22:22 PM

Những vụ vỡ đập thủy điện lớn nhất trên thế giới

(NTD) - Vào lúc 20h00 ngày 23/7/2018 (giờ Hà Nội), đập thủy điện Sepien Senamnoi tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, Nam Lào bị vỡ khiến hàng trăm người mất tích. Nhân vụ này, điểm lại những vụ vỡ đập thủy điện lớn nhất trên thế giới.

Tại Mỹ, ngày 6/11/1977: Mưa lớn đã khiến đập thủy điện Kelly Barnes, một đập đắp bằng đất ở bang Georgia bị vỡ làm 39 người chết, thiệt hại vật chất lên đến 3,8 triệu USD. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến sự cố là khi xây dựng, các kỹ sư đã tính toán sai về độ dốc mái đập khiến thay đổi trọng tâm và khả năng chịu lực của con đập kém trong điều kiện trời mưa lớn.

Ngày 15/7/1982: Đập đất Lawn được xây dựng trong công viên quốc gia Rocky Mountain bị vỡ khiến 830.000 m3 nước tràn ra làm 3 người cắm trại trong khu vực tử vong và thiệt hại kinh tế lên đến 31 triệu USD. Lawn là hồ tự nhiên rất đẹp của Mỹ với diện tích mặt nước là 66.000 m2 ở độ cao 3,3 km so với mực nước biển trên dãy núi Rocky. Năm 1903, nhóm những nông dân trong khu vực đã xây dựng một con đập bằng đất để tăng diện tích mặt nước của hồ lên đến 190.000 m2 nhằm cung cấp nước tưới tiêu trong vùng. Khi con đập bị vỡ, lượng nước khổng lồ đã chảy xuống thung lũng phía dưới với tốc độ 510 m3/s tạo nên rãnh lớn.

KellyBarnes
Ngày 6/11/1977, mưa lớn nhiều ngày đã khiến đập thủy điện Kelly Barnes bị vỡ (Ảnh: AFP)

Tại Mỹ, vụ vỡ đập South Fork, bang Pennsylvania xảy ra năm 1889, có khoảng 2.209 người tử vong. Trước khi thảm họa xảy ra, con đập liên tục được cảnh báo rò rỉ nước ở nhiều chỗ nhưng các kỹ sư không thể vá xuể. Khi lượng mưa vào tháng 5/1889 vượt quá sức chứa của hồ, 20 tấn nước tác động đã khiến đập South Fork đổ sập, gây thiệt hại ít nhất 17 triệu USD.

Tại Trung Quốc, mùa lũ năm 1975, xảy ra vụ vỡ đập Bản Kiều được xây dựng trên sông Ru tỉnh Hà Nam, gây ra thiệt hại nặng nề, khoảng 175.000 người chết,  hơn 11 triệu người khác mất nhà cửa khi hơn 5 triệu ngôi nhà bị phá hủy. Đập được xây dựng năm 1952 trên sông Hoài Nam, tỉnh Hà Nam. Tới năm 1975, siêu bão Nina (1 trong 5 siêu bão gây thiệt hại lớn nhất thế giới) đổ bộ vào nước này, lượng mưa đo được trong 3 ngày lên đến 1605,3 mm.

Tại Ấn Độ, ngày 11/8/1979, đập Machchu - 2 nằm trên sông Machchu, Morbi bị vỡ, tạo ra một bức tường nước khổng lồ (lưu lượng lên đến 16.307 m3/s, gấp 3 lần sức chịu đựng của công trình), quét qua thị trấn Morbi gây ra thiệt hại rất lớn khi số người thiệt mạng lên đến 25.000 người. Nguyên nhân là do những trận mưa lớn ở đầu nguồn làm con đập đắp bằng đất dài 4km bị tan rã. Trong vòng 20 phút, nước lũ đã dâng từ 3,7 lên 9,1m, nhấn chìm toàn bộ thị trấn công nghiệp Morbi nằm sau con đập 5 km.

Kelly5
 Thủy điện Bản Kiều của Trung Quốc bị vỡ năm 1975 do siêu bão Nina (Ảnh: SCMP)

Tại Tây Ban Nha, năm 1802, cơn mưa lớn lịch sử đã khiến con đập Pantano de Puentes ở vùng Lorca không chịu nổi sức nước, vỡ tràn, ít nhất 608 người chết, hàng ngàn m3 nước đổ ập xuống khu dân cư, ảnh hưởng tới 1.800 ngôi nhà và trên 40.000 cây cối.

Tại Italy, ngày 1/12/1923, một phần của đập vòm Gleno nhiều tầng được xây dựng trên sông Gleno ở Valle di Scalve bị vỡ chỉ sau 40 ngày sau khi nước được chứa đầy phần lòng hồ, 356 người chết. Khi thảm họa xảy ra, những nỗ lực khắc phục đã hoàn toàn thất bại. Một lượng nước khoảng 4,5 triệu m3 đã tràn ra từ độ cao 1.535m xuống vùng thung lũng phía dưới.

Cũng tại Italy, vào tháng 10/1963, một trong những con đập cao nhất thế giới tên Vajont nằm ở vùng thung lũng sông Vajont đã bất ngờ sụp đổ do một trận động đất. Chỉ trong 45 giây, 260 triệu m3 nước đã bao trùm toàn bộ khu vực. Nước tràn mạnh từ hồ chứa đổ xuống các ngôi làng cạnh đó tạo nên những cơn sóng cao tới 250m khiến khoảng 2.000 người tử vong.

                                                                                                                                                                                                                Khánh Phương

                                                                                                                                                                                             (Biên dịch từ AFP, Reuters)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.