Thứ sáu, 08/11/2024, 14:43 PM

ISO/IEC 17025 đưa ra yêu cầu chung với năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn

(CL&CS) - ISO/IEC 17025 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu chung đối với năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn (gọi tắt là phòng thử nghiệm). Tiêu chuẩn đưa ra yêu cầu mà các phòng thử nghiệm phải đáp ứng nếu muốn chứng minh rằng phòng thử nghiệm: Đang áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng; Có năng lực về tổ chức quản lý, kỹ thuật và có thể cung cấp các kết quả thử nghiệm và hiệu chuẩn có độ tin cậy tốt, có giá trị kỹ thuật.

1

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 đưa ra yêu cầu chung với năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn. (Ảnh minh họa)

Theo đó, nội dung tiêu chuẩn bao quát tất cả yêu cầu của ISO 9001 đồng thời bổ sung các yêu cầu kỹ thuật mà một phòng thử nghiệm phải đáp ứng. Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025 được cơ quan công nhận sử dụng để đánh giá, công nhận các phòng thử nghiệm và cơ quan nhà nước có thẩm quyền dùng để lựa chọn các phòng thử nghiệm có đủ năng lực phục vụ hoạt động quản lý nhà nước.

Hoạt động công nhận phòng thử nghiệm tại Việt Nam do Văn phòng Công nhận Chất lượng thực hiện theo hệ thống VILAS. Ngoài ra, một số Bộ có hệ thống công nhận phòng thử nghiệm cho lĩnh vực chuyên ngành, ví dụ: LAS XD của Bộ Xây dựng; Bộ Tài nguyên và Môi trường có hệ thống riêng để công nhận các phòng thử nghiệm thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, Cục Đăng kiểm công nhận các phòng thử nghiệm tham gia các hoạt động thuộc lĩnh vực đăng kiểm,...

Trong đó, VILAS là một trong các hệ thống công nhận phòng thử nghiệm tuân thủ yêu cầu về công nhận và được các cơ quan công nhận các nước là thành viên Hiệp hội Công nhận Phòng thử nghiệm quốc tế (International Laboratory Accreditation Cooperation - ILAC) hoặc Hiệp hội công nhận Phòng thử nghiệm Châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Laboratory Accreditation Cooperation - APLAC) thừa nhận.

Các lĩnh vực công nhận phòng thử nghiệm theo hệ thống VILAS bao gồm: Lĩnh vực thử nghiệm cơ; thử nghiệm điện - Điện tử; thử nghiệm sinh học; thử nghiệm hoá học; thử nghiệm xây dựng; thử nghiệm không phá huỷ; hiệu chuẩn và đo lường; thử nghiệm dược phẩm.

2

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tất cả tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn. (Ảnh minh họa)

ISO/IEC 17025 được Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) và Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (IEC) ban hành phiên bản đầu tiên vào năm 1999 (ISO/IEC 17025:1999 “Yêu cầu chung đối với năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn”), sau đó được sửa đổi bổ sung vào năm 2005 (ISO/IEC 17025:2005) và năm 2017 (ISO/IEC 17025:2017). ISO/IEC 17025:2017 đã được Việt Nam chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2017.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tất cả tổ chức thực hiện việc thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn, không phụ thuộc vào số lượng nhân viên hay phạm vi, lĩnh vực hoạt động thử nghiệm và/hoặc hiệu chuẩn. Áp dụng ISO/IEC 17025 mang đến nhiều lợi ích như: Nâng cao năng lực kỹ thuật và quản lý của phòng thử nghiệm; Đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của kết quả thử nghiệm/ hiệu chuẩn; Tạo điều kiện thừa nhận kết quả thử nghiệm/hiệu chuẩn; Hoà nhập hoạt động công nhận phòng thử nghiệm của Việt Nam và các nước trong khu vực và quốc tế.

Theo VietQ.vn

Bình luận

Nổi bật

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với rễ ba kích

Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017 yêu cầu đối với rễ ba kích

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 14:53

(CL&CS) - Để rễ ba kích sấy khô đảm bảo chất lượng, an toàn khi sử dụng thì khi lựa chọn hay chế biến nên tuân theo các yêu cầu tại Tiêu chuẩn quốc gia sửa đổi 1:2024 TCVN I-4:2017.

Uỷ ban Codex thông qua nhiều tiêu chuẩn về thực phẩm mới

Uỷ ban Codex thông qua nhiều tiêu chuẩn về thực phẩm mới

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 13:58

(CL&CS) - Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Liên Hợp quốc, Ủy ban Codex Alimentarius (CAC), mới đây đã thông qua nhiều bản tiêu chuẩn mới và bản sửa đổi tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia phải dễ thực hiện, chi phí tuân thủ tối ưu

Tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia phải dễ thực hiện, chi phí tuân thủ tối ưu

sự kiện🞄Thứ sáu, 29/11/2024, 08:54

Thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, quy định công bố hợp quy sản phẩm trước khi được phép sản xuất, kinh doanh sản phẩm là "thừa" và "hình thức", sẽ làm phát sinh thêm thủ tục và chi phí cho doanh nghiệp, tăng chi phí giá thành sản phẩm không cần thiết.