Những đổi mới về nội dung hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam giai đoạn 2010-2015

(NTD) - Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) sau hơn 30 năm phấn đấu, phát triển, đã trở thành tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng.

Về mặt tổ chức, Liên hiệp Hội Việt Nam hiện nay là một hệ thống bao gồm 140 Hội thành viên, trong đó có 77 Hội khoa học và kỹ thuật hoạt động trong phạm vi toàn quốc (gọi chung là Hội ngành toàn quốc) và 63 Liên hiệp Hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Liên hiệp hội địa phương) Ngoài ra còn có 390 tổ chức KH&CN (các Trung tâm, Viện, Liên hiệp) trực thuộc Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương và gần 400 tổ chức khoa học, công nghệ trực thuộc các Hội thành viên (chiếm gần 50% số tổ chức khoa học, công nghệ ngoài công lập cả nước). Trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam còn có 101 cơ quan báo chí với 400 ấn phẩm là báo, tạp chí khoa học chuyên ngành, bản tin, trang tin điện tử.. Mạng lưới hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam phát triển sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong các trường đại học và các cơ sở nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước và nhiều tổ chức khác. Hiện nay, các tổ chức của Liên hiệp Hội Việt Nam đã thu hút được trên 2 triệu hội viên, trong đó có gần một triệu trí thức KH&CN (chiếm 1/3 trí thức KH&CN hiện có của cả nước).

ong-tran-viet-hung-pct-lhh-viet-nam
Ông Trần Việt Hùng PCT LHH Việt Nam

 

 Những đổi mới trong chức năng, nhiệm vụ của LHHVN

Chỉ thị 42-CT/TW ngày 16  tháng 4  năm 2010 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước xác định rõ “Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có hệ thống từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có chức năng tập hợp, đoàn kết và phát huy trí tuệ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam trong và ngoài nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội thành viên và hội viên của các hội thành viên, góp phần đưa khoa học và công nghệ trở thành động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trên tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Liên hiệp Hội Việt Nam đã thống nhất thông qua Điều lệ, trong đó mục đích hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp Hội Việt Nam được bổ sung, sửa đổi trên cơ sở tổng kết tình hình, kết quả và kinh nghiệm hoạt động của Liên hiệp hội Việt Nam qua các nhiệm kỳ trước, và quán triệt sâu sắc những nội dung chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đại hội Liên hiệp Hội Việt Nam lần thứ VI xác định mục đích hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam không chỉ “phát huy tiềm năng trí tuệ của đội ngũ trí thức KH&CN..” (Điều lệ Đại hội V) mà còn “tập hợp, đoàn kết, phát huy sức mạnh sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức vì sự phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ Tổ quốc và thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” (Điều lệ Đại hội VI)

Về chức năng, ở Đại hội V, chúng ta xác định Liên hiệp Hội Việt Nam là “đầu mối giữa các hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước…”, nhưng đại hội VI đã xác định vị trí của Liên hiệp Hội ở một tầm cao hơn “Liên hiệp Hội Việt Nam làm cầu nối giữa các hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung đối với đội ngũ trí thức của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam”.

Về phát triển tổ chức, bên cạnh nhiệm vụ “củng cố, phát triển tổ chức” mà đại hội V đề ra, Đại hội VI Liên hiệp Hội Việt Nam nhấn mạnh thêm nhiệm vụ “kiện toàn tổ chức bộ máy của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Hoạt động Phổ biến kiến thức được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam, do vậy bên cạnh việc “phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ trong nhân dân”, đại hội VI xác định Liên hiệp Hội và các Hội thành viên cần thực hiện nhiệm vụ “giáo dục, đào tạo và dạy nghề, góp phần xây dựng xã hội học tập; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”.

Hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội được xem như là một “đặc sản” của Liên hiệp Hội Việt Nam. Nhiều năm trước đây, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã mang lại nhiều tiếng vang cho Liên hiệp Hội Việt Nam. Không dừng lại ở việc “tổ chức các hoạt động tư vấn, phản biện..”, nhiệm kỳ 2010-2015, Liên hiệp Hội Việt Nam tiến tới “Chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội… ” và “Tham gia cấp chứng chỉ hành nghề, thực hiện giám sát hoạt động nghề nghiệp và các dịch vụ công theo quy định của pháp luật”. (Điều lệ Đại hội VI). Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị tiếp tục nhấn mạnh và đề cao vai trò của Liên hiệp Hội và các Hội thành viên thông qua việc giao nhiệm vụ “đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước; chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội; đi đầu trong truyền bá kiến thức KH&CN, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng KH&CN”

Điều đó cho thấy, Đảng và Nhà nước rất tin tưởng Liên hiệp Hội Việt Nam và ủng hộ đội ngũ trí thức KH&CN. Như vậy, Liên hiệp hội Việt Nam, đội ngũ trí thức cũng cần xác định được trọng trách Đảng và Nhà nước giao phó để trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực và phát huy thế mạnh tập thể để hoàn thành nhiệm vụ được giao, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng và Nhà nước.

Những đổi mới trong nội dung hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội

Trong những năm gần đây, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam và các Hội thành viên ngày càng được coi trọng, được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, đem lại nhiều lợi ích cho xã hội. Điển hình là: Liên hiệp Hội Việt Nam cùng với các hội thành viên đã tổ chức đóng góp ý kiến đối với các báo cáo quan trọng, các dự thảo luật. Lần đầu tiên, trong Luật KH&CN (sửa đổi năm 2013), đã khẳng định vai trò của Liên hiệp Hội Việt Nam trong công tác phổ biến kiến thức (Điều 48 Luật Khoa học và Công nghệ). Có thể thấy rằng sự đóng góp và tư vấn của Liên hiệp Hội Việt Nam vào dự thảo Luật đã được ghi nhận.

Liên hiệp Hội và các Hội thành viên tổ chức tư vấn, phản biện thành công nhiều chương trình, dự án lớn: tư vấn phản biện Dự án “đường sắt cao tốc Bắc – Nam”, tư vấn, phản biện Đề án “Quy hoạch thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050”,  góp ý đề án “đánh giá thực trạng lao động việc làm ở các khu vực bị thu hồi đất nông nghiệp và các chính sách hỗ trợ nhóm nông dân mất đất”, phản biện Dự án bauxite Tây nguyên, phối hợp với Hội Địa vật lý, Hội Thủy lợi và Mạng lưới sông ngòi Việt Nam đánh giá sự cố thuỷ điện Sông Tranh 2; tư vấn, phản biện Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành; Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đánh  giá tình hình thực hiện chương trình  mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.Đặc biệt, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức một phong trào rộng khắp trong hệ thống lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi (năm 2013).

Các Liên hiệp Hội địa phương cũng tham gia rất tích cực vào việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Hiện nay, đã có 36 Liên hiệp Hội địa phương đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành văn bản về nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Nhiều Liên hiệp Hội đã tham gia góp ý và phản biện với lãnh đạo tỉnh về các Chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Quy hoạch tổng thể phát triển KH-CN của tỉnh, phản biện các đề án về quy hoạch giao thông, nông nghiệp nông thôn…Điển hình là Liên hiệp Hội Đà Nẵng tham gia phản biện đề án quy hoạch giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 - 2020; Liên hiệp Hội Quảng Ngãi đã thực hiện phản biện quy hoạch điều chỉnh mở rộng xây dựng khu kinh tế Dung Quất đến năm 2025, Liên hiệp Hội Hà Nội thực hiện góp ý Dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi, Dự thảo Luật Thủ đô…

Những đổi mới trong nội dung hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam trong giai đoạn 2010- 2015 thể hiện ở các nét sau:

(1)- Hướng đến các hội thành viên: Nếu trước đây, phần lớn các hoạt động Tư vấn, phản biện và giám định xã hội tập trung thực hiện tại cơ quan Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam thì trong nhiệm kỳ 2010- 2015 nhiều nhiệm vụ tư vấn, phản biện được giao cho các Hội thành viên thực hiện hoặc chủ trì phối hợp với các Hội thành viên khác, các đơn vị khoa học, công nghệ trực thuộc thực hiện. Cơ quan Liên hiệp Hội Việt Nam có trách nhiệm giới thiệu chuyên gia, hỗ trợ kinh phí từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam.Vì vậy, nội dung tư vấn phản biện phong phú hơn và có chiều sâu hơn.

(2)- Yêu cầu và chất lượng của hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội được nâng cao. Đặc biệt, trên cơ sở thực hiện chỉ thị 42-CT/TW ngày 16/4/2010 của Bộ Chính trị khóa X, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg về quy chế hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam thay thế cho Quyết định số 22/2000/QĐ-TTg bằng Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg cùng với Thông tư 11/2015/TTBTC ngày 29/1/2015 về việc hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động Tư vấn, Phản biện và Giám định xã hội của Liên hiệp Hội Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành đã cho phép Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên chủ động hơn trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội, đồng thời cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng và mức độ phản biện.Trên cơ sở Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg và Thông tư 11/2015/TTBTC nhiều địa phương cũng đã ban hành Quy chế hoạt động tư vấn, phản biện... cho liên hiệp hội của địa phương mình.

(3)- Đẩy mạnh liên kết phối hợp trong hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Trong 5 năm qua, Liên hiệp Hội Việt Nam đã đẩy mạnh việc ký kết các chương trình phối hợp với các cơ quan của Quốc hội, Ban kinh tế Trung ương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều Bộ, Ban, ngành khác. Hoạt động liên kết này một mặt nâng tầm Liên hiệp Hội lên, mặt khác, cải thiện mối quan hệ với các Bộ , Ban, Ngành,rút ngắn khoảng cách vận động chính sách. Dựa trên mô hình này, nhiều Liên hiệp Hội địa phương cũng đã tiến hành ký kết phối hợp với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Với tư cách là một thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam cũng đã tham gia tích cực các chương trình giám sát do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, đặc biệt là giám sát việc triển khai luật Khoa học và Công nghệ, giám sát việc chấp hành luật của các cơ sở Y tế tư nhân.

TS. Trần Việt Hùng

Bình luận

Nổi bật

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 ấn tượng, cổ phiếu FRT lập đỉnh lịch sử

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 ấn tượng, cổ phiếu FRT lập đỉnh lịch sử

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 22:05

(CL&CS) - Quý 1/2024 đã đánh dấu mốc lợi nhuận trước thuế dương trở lại trên báo cáo tài chính hợp nhất. Với mức lợi nhuận đạt 89 tỷ đồng, CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail, HOSE: FRT) ghi nhận con số lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 5 quý gần đây.

Văn Phú – Invest lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách Top 10 chủ đầu tư bất động sản

Văn Phú – Invest lần thứ 2 liên tiếp lọt vào danh sách Top 10 chủ đầu tư bất động sản

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:39

Với kết quả kinh doanh đầy ấn tượng, chất lượng tài sản ở mức cao và uy tín thương hiệu ngày càng gia tăng, Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Invest đã vinh dự được bình chọn là 1 trong 10 chủ đầu tư bất động sản tiêu biểu nhất Việt Nam năm 2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.