Nhiều doanh nghiệp thiếu đơn hàng

(CL&CS)- Đại diện của nhiều ngành hàng cho biết, hiện các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn, thiếu hụt đơn hàng. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022.

Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng dệt may cũng bị giảm hơn 20%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 40 - 50%. (Ảnh: minh họa)

Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng dệt may cũng bị giảm hơn 20%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 40 - 50%. (Ảnh: minh họa)

Dự báo của Bộ Công thương cho thấy, triển vọng đơn hàng quý 4 năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 của ngành dệt may Việt Nam không mấy khả quan. Thực tế số lượng đơn đặt hàng trong quý 4 năm nay thấp hơn 25-50% so với quý 2, tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% do lượng hàng tồn kho tại các thị trường nhập khẩu hiện ở mức cao.

Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết: Cuối năm 2021 các doanh nghiệp dệt may đều dự báo năm 2022 ngành dệt may sẽ tăng trưởng rất tốt và trên thực tế đúng như vậy đến giữa năm nay, nhưng sau đó một số doanh nghiệp dần rơi vào tình trạng khó khăn. Tình hình sẽ khó khăn hơn trong năm 2023 sắp tới vì hiện tại có những đơn hàng đã chốt nhưng khách hàng đã phải dừng hoãn vì hàng tồn kho lớn.

Năm nay ngành dệt may đặt mục tiêu xuất khẩu 42 - 43 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2021. Đối với mục tiêu năm 2023, hiệp hội kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu đạt 45 - 47 tỷ đồng, tuỳ diễn biến tình hình tháng 11,12/2022. 

Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP.HCM Phạm Xuân Hồng nhận xét, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng chủ yếu rơi vào các tháng đầu năm. Nhưng từ tháng 7/2022 tới nay, các doanh nghiệp đang rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp dệt may ở khu vực TP.HCM đang sụt giảm đơn hàng mạnh tập trung vào thị trường Mỹ, EU bởi sức ép lạm phát lớn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu.

"Không chỉ gặp khó khăn về số lượng đơn hàng, đơn giá hàng dệt may cũng bị giảm hơn 20%, thậm chí có đơn hàng giảm tới 40 - 50%. Trong 10 tháng qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của đơn vị tăng khoảng 8% so cùng kỳ năm 2021, song các đơn hàng bị thiếu do đối tác dịch chuyển sang những thị trường có giá nhân công rẻ, thuế suất thấp như Bangladesh, Myanmar, châu Phi,...", ông Hồng cho biết.

Trong lĩnh vực da giày,  bà Phan Thị Thanh Xuân - Tổng Thư ký Hiệp hội da giày - túi xách Việt Nam chia sẻ, tình trạng sụt giảm đơn hàng xuất khẩu diễn ra ở tất cả doanh nghiệp, không loại trừ đơn vị nào, bình quân lượng hàng đã giảm khoảng 30% so với đầu năm.

Cụ thể, tình hình sụt giảm đơn hàng quý 4/2022 càng nặng hơn và có thể tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2023. Nguyên nhân là lạm phát tăng cao, khiến sức mua ở những thị trường lớn như Mỹ, EU lao dốc khiến các đối tác tồn kho lớn và không thể đặt hàng mới.

Đây là hai thị trường xuất khẩu chính, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam nên dù một số thị trường nhỏ vẫn duy trì được thì vẫn không sao bù đắp nổi mức thiếu hụt.

Với doanh nghiệp bất động sản, vấn đề này còn trầm trọng hơn khi ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, vì giảm sâu, thậm chí mất thanh khoản, có những doanh nghiệp đã phải vay tiền ngoài xã hội với lãi suất cao hay bán bớt tài sản, dự án, hoặc bán sản phẩm với chiết khấu sâu lên đến 40-50% giá hợp đồng.

Theo kết quả tổng hợp của Ban IV, doanh nghiệp ở hầu hết các ngành hàng đều nhận định rằng, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nửa cuối quý 4/2022 và đầu năm 2023 sẽ gặp rất nhiều khó khăn so với quý 3/2022. Các đơn hàng năm 2023 với nhiều ngành xuất khẩu chủ lực dự kiến sụt giảm nghiêm trọng, đặc biệt ngành dệt may, da giày, nội thất, nhôm công nghiệp, sắt thép, xi măng... Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm nhân công, giảm quy mô sản xuất trong các tháng cuối năm 2022.

Nguyên nhân của sụt giảm đơn hàng chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế tại nhiều quốc gia châu Âu, Mỹ cũng như toàn cầu khiến cầu tiêu dùng và đầu tư giảm mạnh; xu hướng ngày càng gia tăng tần suất các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt từ phía Mỹ, khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam bị động và gặp nhiều bất lợi trong tiếp cận thị trường.

Để hỗ trợ doanh nghiệp trước khó khăn rất lớn về dòng tiền, Ban IV đề xuất Chính phủ xem xét gia tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, cần nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mặt khác, với việc siết tín dụng với bất động sản, cần thiết phải phân tách các loại bất động sản để các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất... không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Tập đoàn Doji đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

Tập đoàn Doji đưa thương hiệu đẳng cấp quốc tế Sofitel đến Hải Phòng

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 18:07

(CL&CS) - Ngày 14/11/2024, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và Tập đoàn quản lý khách sạn hàng đầu thế giới Accor đã ký kết Hợp đồng quản lý khách sạn Sofitel Diamond Crown Hai Phong, mang thương hiệu Sofitel cùng những trải nghiệm lưu trú sang trọng, đẳng cấp, mang đậm phong cách Pháp đến với thành phố Cảng.

Chủ xe VinFast ngỡ ngàng với món quà 'xịn xò' từ hãng xe số 1 Việt Nam

Chủ xe VinFast ngỡ ngàng với món quà 'xịn xò' từ hãng xe số 1 Việt Nam

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 16:32

(CL&CS) - Sau những chương trình ưu đãi vô tiền khoáng hậu, VinFast lại tiếp tục khiến thị trường "choáng" khi công bố chương trình tri ân tặng bộ quà Tết đặc biệt cho tất cả chủ sở hữu xe xăng và xe điện VinFast, ngay sau khi hãng chính thức trở thành thương hiệu số 1 thị trường xe.

PVFCCo bắt tay cùng PV GAS hướng tới phát triển bền vững

PVFCCo bắt tay cùng PV GAS hướng tới phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 08:11

(CL&CS) - Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) và Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) đã ký kết Thỏa thuận hợp tác lâu dài với các nội dung định hướng mở ra nhiều cơ hội mới trong tương lai.