Nhá máy xe lửa có tuổi đời lớn nhất Việt Nam, mang đậm kiến trúc Pháp cổ điển: Là di tích lịch sử của tỉnh giàu nhất cả nước
Sau năm 1975, nhà máy chuyển sang quyền quản lý của Nhà nước, sau đó cổ phần hóa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, bảo trì, sửa chữa toa xe.
Nhà máy xe lửa Dĩ An được xây dựng vào năm 1902 mang phong cách kiến trúc Pháp cổ kính. Ban đầu, nhà máy có tên là Grand Atelier des Chemins de Fer de Dĩ An (Cơ xưởng hỏa xa Dĩ An) với nhiệm vụ sửa chữa và hậu cần cho tuyến đường sắt Đông Dương.
Sau năm 1975, nhà máy chuyển sang quyền quản lý của Nhà nước, sau đó cổ phần hóa đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, bảo trì, sửa chữa toa xe cùng các trang thiết bị và dịch vụ cho các công ty vận tải trong nước.

Nhà máy xe lửa Dĩ An (nguồn ảnh: Mia.vn)
Vào năm 2013, Nhà máy xe lửa Dĩ An được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Bình Dương.
Hiện tại, nơi này do CTCP Xe lửa Dĩ An quản lý nằm tại số 8 Lý Thường Kiệt, khu phố 1, phường Dĩ An, TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Khối nhà xưởng vẫn giữ nguyên kiến trúc Pháp cổ với diện tích 20.000m2.
Bên trong, nhà xưởng đã được tân trang, máy móc đường sắt liên tục cập nhật và sửa chữa. Đồng thời, nhà máy chủ động tìm kiếm thêm các đơn hàng mới.
Theo thiết kế ban đầu của người Pháp, khu làm việc của nhà máy rộng khoảng 4.000m2 bao gồm văn phòng, hội trường, nhà xưởng và kho nguyên vật liệu, chia thành 4 phân xưởng sản xuất.
Nhà máy xe lửa Dĩ An có chức năng chính là sửa chữa và đóng mới toa xe các loại, sản xuất phụ tùng toa xe và các sản phẩm cơ khí khác.

Toàn cảnh Nhà máy xe lửa Dĩ An (nguồn ảnh: Báo Tuổi Trẻ)
Năm 2016, các đơn vị vận tải đường sắt Sài Gòn đề xuất thử nghiệm đóng mới toa xe chất lượng cao tại đây. Thành công của dự án đã dẫn đến việc hàng chục toa tàu do chính kỹ sư Việt Nam sản xuất ra đời, giúp ngành đường sắt trong nước không còn phụ thuộc vào việc nhập khẩu toa tàu.
Các chuyên gia trong lĩnh vực đường sắt cho rằng cần có định hướng phát triển công nghiệp đường sắt hiện có để đào tạo nhân lực và bổ sung thiết bị, hướng tới làm chủ công nghệ metro. Nếu nắm bắt tốt công nghệ và định hướng phù hợp, kỹ sư trong nước hoàn toàn có khả năng đóng mới toa tàu metro trong tương lai.
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cửa ngõ giao thương với TP. HCM.
Vài năm trở lại đây, Bình Dương luôn đứng trong top đầu cả nước về thu hút FDI. Với tốc độ các khu công nghiệp mọc lên như "vũ bão", Bình Dương được xem là "mảnh đất màu mỡ" được nhiều doanh nghiệp FDI quan tâm vào đầu tư vào logistics.
Theo như báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng như dựa vào các chỉ số GDP bình quân đầu người năm 2023 thì tỉnh Bình Dương là tỉnh giàu nhất Việt Nam với mức GDP bình quân đầu người đạt 113 triệu đồng/người/năm.
Quốc Chiến
Bình luận
Nổi bật
TS. Trần Du Lịch: Dòng vốn “chảy” vào kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn
sự kiện🞄Thứ năm, 13/03/2025, 21:09
(CL&CS)-Theo TS. Trần Du Lịch, tăng trưởng năm nay phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn tín dụng. Ngân hàng Nhà nước dự kiến tăng 16% tổng dư nợ tín dụng, tương đương khoảng 2,5 triệu tỷ đồng. Lượng tiền này bơm vào nền kinh tế sẽ tạo ra sức bật lớn cho tổng cầu.
Hà Nội thêm 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 14:53
(CL&CS)- Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 564 và Quyết định số 565/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thanh Oai và huyện Đông Anh của TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng
sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 07:59
(CL&CS) - Mặc dù có nhiều biến đọng về thị trường, song xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng, với trên 42% trong tháng 2/2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.