Thứ năm, 25/01/2024, 23:06 PM

Nhà máy thủy điện dưới lòng đất đầu tiên trên thế giới sở hữu đường ống ngầm sâu 1.500m, hệ thống đường hầm ẩn mình dưới lòng núi dài 2km

Nhà máy thủy điện này được xem là kỳ quan kỹ thuật dưới lòng đất.

Ẩn mình giữa dãy núi Alps bao quanh thị trấn Bolzano, Italy, là nhà máy thủy điện Sant’Antonio; một kỳ quan kỹ thuật dưới lòng đất khai thác sức mạnh của sông Talvera để sản xuất năng lượng bền vững.

Nhà máy ban đầu được xây dựng cách đây hơn 60 năm nhưng đã được tân trang lại và hoàn thành vào năm 2019

Nhà máy ban đầu được xây dựng cách đây hơn 60 năm nhưng đã được tân trang lại và hoàn thành vào năm 2019

Nhà máy ban đầu được xây dựng cách đây hơn 60 năm nhưng đã được tân trang lại và hoàn thành vào năm 2019. Khác với các nhà máy thủy điện truyền thống, lần đầu tiên trên thế giới, hầu hết cơ sở hạ tầng của nhà máy Sant'Antonio được ẩn sâu dưới lòng đất. Điều này giúp giảm đáng kể mọi tác động tiêu cực môi trường địa phương mà các nhà máy thủy điện truyền thống có thể gây ra.

Đập Val d'Auna (Soprabolzano, Ý) là nơi cung cấp năng lượng cho nhà máy điện Sant'Antonio. Đập chứa 400.000m³ nước, được dẫn xuống nhà máy điện qua đường ống ngầm sâu 1.500m và dài khoảng 15km.

Hệ thống đường hầm ngầm của nhà máy ẩn mình dưới lòng núi Monte Tondo với chiều dài xấp xỉ 2km. Sant'Antonio sở hữu một bộ trao đổi nhiệt bên trong bể giải điều chế của nhà máy, giúp làm mát nước trong bể trước khi cho chảy ngược trở lại sông Talvera. Các turbine có thể tạo ra 90MW điện, đạt công suất khổng lồ 300GW/h hàng năm.

Hệ thống đường hầm ngầm của nhà máy ẩn mình dưới lòng núi Monte Tondo

Hệ thống đường hầm ngầm của nhà máy ẩn mình dưới lòng núi Monte Tondo

Lưu vực giải điều chế được chia thành các hang thông nhau, được kết nối bằng các bệ kim loại. Lưu vực cùng các hang động được chiếu sáng bằng hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, giảm đáng kể đỉnh dòng nước ở hạ lưu, làm cho lòng sông an toàn hơn nhiều đối với động vật và thủy sinh.

Nó hoạt động bằng cách làm chậm dòng nước, cho phép loại bỏ năng lượng dư thừa, ngăn ngừa sự tích tụ áp suất có thể làm hỏng turbine hoặc thiết bị khác. Quá trình này cho phép hệ thống bù đắp những thay đổi về dòng nước do thay đổi nhu cầu điện hoặc biến động về nguồn cung tự nhiên.

Lưu vực giải điều chế được chia thành các hang thông nhau

Lưu vực giải điều chế được chia thành các hang thông nhau

Sau khi các công việc tân trang hoàn thành, sản lượng điện hằng năm của nhà máy đã tăng lên 300GWh, cung cấp điện cho khoảng 100.000 hộ gia đình. Một trạm đo thủy văn cũng đã được xây dựng để theo dõi khu vực sông Talvera gần Bolzano. Lưu vực giải điều chế mới trong nhà máy đã làm giảm nguy cơ lũ lụt xảy ra trên sông, an toàn hơn cho hệ động vật thủy sinh và cư dân địa phương.

Sản lượng điện hằng năm của nhà máy đã tăng lên 300GWh, cung cấp điện cho khoảng 100.000 hộ gia đình

Sản lượng điện hằng năm của nhà máy đã tăng lên 300GWh, cung cấp điện cho khoảng 100.000 hộ gia đình

Người ta hy vọng sự thành công của nhà máy sẽ khiến các quốc gia khác áp dụng các công nghệ tương tự, nâng cao vị thế của thủy điện như một giải pháp thay thế cho các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Đại học Quốc gia Hà Nội dành 150 tỷ đồng/năm cho các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm

Đại học Quốc gia Hà Nội dành 150 tỷ đồng/năm cho các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:24

(CL&CS) - Đại học Quốc gia Hà Nội tiếp tục chú trọng phát triển mạnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo gắn với doanh nghiệp, gia tăng nguồn thu từ dịch vụ, chuyển giao khoa học và công nghệ.

Nghị quyết 57-NQ/TW: Giúp chủ động hơn trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

Nghị quyết 57-NQ/TW: Giúp chủ động hơn trong nghiên cứu khoa học, công nghệ

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:24

(CL&CS) - Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) có yếu tố thuận lợi là “công nghệ dẫn dắt”.

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Thực hiện theo Nghị quyết 57: Phú Yên tạo đột phá cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:23

(CL&CS) - UBND tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để đưa khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) và chuyển đổi số từng bước trở thành yếu tố dẫn dắt trong phát triển KT-XH, thể hiện rõ nét sự đóng góp của KHCN&ĐMST và chuyển đổi số vào GRDP của tỉnh.