Dữ liệu cũ
Thứ bảy, 15/02/2020, 14:35 PM

Người tiêu dùng hỏi về virus Covid-19, BBC News đáp

(NTD) - Tính đến thời điểm 10h20 sáng 15/2/2020, toàn thế giới có 1.523 người thiệt mạng và khoảng 66.894 người nhiễm virus Corona chủng mới mà WHO vừa đặt tên là Covid-19. Bệnh dịch đã lan ra 29 nước và vùng lãnh thổ như Vương quốc Anh, Mỹ, Philippines, Hồng Kông (Trung Quốc), Việt Nam (có ca thứ 16 bị nhiễm)...

Độc giả và người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới gửi cho BBC News các câu hỏi liên quan đến virus Covid-19 và cách phòng chống. Xin trích giới thiệu một số nội dung bổ ích cho người tiêu dùng:

Có nên đeo khẩu trang và hạn chế đi lại?

Hỏi: Việc đến và ra khỏi các nước vẫn chưa dừng các chuyến bay thì có an toàn không? (Jason Riches, Colchester, Anh)

Đáp: Nên nhớ rằng đây hầu như là một cuộc bùng phát bệnh dịch ở duy nhất Trung Quốc. Vào lúc này, 99% các ca nhiễm bệnh là ở Trung Quốc và hầu hết các trường hợp là ở trong cùng một tỉnh (tỉnh Hồ Bắc, tâm điểm là ở thành phố Vũ Hán).

Bộ Ngoại giao Anh khuyến cáo tuyệt đối không tới tỉnh Hồ Bắc và chỉ tới các vùng còn lại của Trung Quốc trong các trường hợp rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện giới chức không đưa ra hạn chế đi lại đối với các nước khác.

Hỏi: Đeo khẩu trang có tác dụng cho việc chống virus không, và cần thay khẩu trang thường xuyên tới mức nào? (Tom Lim, Bali, Indonesia)

Đáp: Không có mấy bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang sẽ tạo ra sự khác biệt. Các chuyên gia nói rằng giữ gìn vệ sinh tốt như rửa tay thường xuyên, nhất là trước khi đưa tay lên gần miệng, thì có tác dụng hơn nhiều.

Corona 4c
Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố WHO đặt tên cho chủng virus Corona mới là Covid-19 

Hỏi: Virus Corona có thể lây lan thông qua các món đồ mua từ Vũ Hán và gửi qua đường bưu điện tới Anh không? (Stefan)

Đáp: Không có bằng chứng nào cho thấy có nguy cơ này. Một số bệnh dịch, trong đó có cả virus Corona gây ra bệnh SARS, có thể lây lan qua các bề mặt do người mang virus ho hoặc hắt hơi vào. Hiện không có bằng chứng cho thấy loại virus mới này có thể lây lan theo cách đó. Thậm chí ngay cả khi nó có thể, thì vẫn có những câu hỏi về việc vận chuyển quốc tế có thể tạo ra vấn đề nghiêm trọng hay không.

Virus gây cảm cúm thường sống chưa tới 24 giờ bên ngoài cơ thể người, tuy Norovirus (virus gây viêm dạ dày, ruột nghiêm trọng) có thể tồn tại hàng tháng bên ngoài cơ thể người. Cho tới nay, các vụ nhiễm bệnh có vẻ như đều do có sự tiếp xúc gần với người khác, chẳng hạn như với người thân trong gia đình hoặc nhân viên chăm sóc y tế thì mới bị lây bệnh.

Hỏi: Có lý do gì khiến những loại virus như thế sẽ xuất hiện thêm ở Trung Quốc không? (Gautam)

Đáp: Có. Đa số dân nước này sống gần với động vật. Virus Corona lần này gần như chắc chắn là xuất phát từ một nguồn động vật, mà có người cho rằng đó có thể là rắn. SARS, một loại virus Corona khác, cũng xuất hiện từ Trung Quốc, có nguồn gốc từ dơi và cầy hương.

Các vụ nhiễm bệnh đầu tiên trong lần bùng phát này được truy ra là từ chợ bán sỉ hải sản Nam Trung Hoa. Các động vật hoang dã còn sống cũng được bày bán tràn lan ở đây như gà, dơi và rắn.

Covid – 19 sẽ bị tự diệt vào tháng 4 trong khi khẩn trương bào chế vaccine

Trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Tập Cận Bình nói rằng virus Corona chủng mới sẽ tự tiêu diệt trong tháng 4 – thời điểm nắng nóng bắt đầu bao trùm lãnh thổ Trung Quốc.

Chủ tịch Tập cho biết công tác ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh do chủng mới của virus Corona đã có những kết quả tích cực và nước này sẽ giành thắng lợi trong chuộc chiến chống lại virus này.

Ngày 11/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đã đặt tên cho chủng mới của virus Corona được phát hiện đầu tiên ở Trung Quốc tháng 12/2019 là “Covid-19”.

Corona 4e
Người Trung Quốc thường xuyên đeo khẩu trang để phòng chống virus Covid-19

Reuters dẫn lới Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu trước báo giới tại một cuộc họp ở Geneva hôm 12/2: “Chúng tôi đặt tên cho chủng virus đó là Covid-19”. Theo ông, “Co” là chữ viết tắt của “Corona”, “vi” là “virus” và “d” là “dịch bệnh” (“disease” tiếng Anh), số "19" là viết tắt của năm 2019, thời điểm 12/2019 Trung Quốc phát hiện chủng virus này tại Vũ Hán.

Ông Ghebreyesus cũng cho biết, vaccine cho Covid-19 đầu tiên có thể có được trong tháng 8/2021. Ông cũng đã kêu gọi các nước, các tổ chức nghiên cứu chia sẻ mẫu phẩm virus Corona chủng mới và đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu thuốc điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.

Ông nêu rõ: "Dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các nước còn lại trên thế giới. Điều mấu chốt là sự đoàn kết, đặc biệt liên quan tới việc chia sẻ mẫu phẩm và chuỗi virus. Để chiến thắng dịch bệnh này, chúng ta cần cởi mở và chia sẻ công bằng, bình đẳng”.

Trong bối cảnh WHO đã cử một nhóm chuyên gia bổ sung đến Trung Quốc trong tuần này để cùng nghiên cứu và hỗ trợ chống dịch bệnh, các khoa học gia thuộc Đại học Hoàng gia London đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên động vật một loại vaccine phòng virus Covid-19.

Phát biểu với báo giới ngày 11/2, giáo sư Paul McKay cho biết: "Chúng tôi đã tạo ra một loại vaccine chống Covid-19 từ những con vi khuẩn, và sau đó đã tiêm loại vaccine này vào chuột. Chúng tôi hy vọng trong vài tuần tới sẽ có thể xác định tác động của vaccine này đối với những con chuột thí nghiệm, cụ thể là trong máu của chúng và phản ứng kháng thể của chúng với virus Corona chủng mới".

Corona 4f
Bác sĩ tận tình chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại  một nơi cách ly ở Vũ Hán

Các khoa học gia Trung Quốc cũng đã thử nghiệm một loại vaccine chống Covid-19 trên động vật mang tên "mRNA", do các chuyên gia của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc, cùng Đại học Y khoa Tongji (Thượng Hải) và công ty Stermirna Therapeutics Co. Ltd đồng phát triển. Các mẫu vaccine này đã được tiêm vào hơn 100 con chuột trong ngày 9/2, tức là hai tuần sau khi lần đầu tiên Trung tâm thông báo phân lập thành công chủng mới của Covid-19. 

Các cơ quan quản lý y tế phải đảm bảo rằng vaccine có đủ độ an toàn và hiệu quả trước khi cho phép sản xuất hàng loạt.

* *

Ngày 12/2, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết bắt đầu từ ngày 13/2, nước này sẽ cấm du khách nước ngoài đến từ tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc. Trước đó, Nhật đã có quyết định tương tự với các du khách đến từ tỉnh Hồ Bắc.

Trong bối cảnh có nguồn tin cho rằng virus Covid-19 ủ bệnh trong 24 tiếng đồng hồ, chuyên gia cấp cứu hàng đầu của WHO Mike Ryan nhận định số ca tử vong và nhiễm virus được báo cáo hàng ngày ở tỉnh Hồ Bắc, hiện đang ở mức "ổn định".

Thủy Tiên

(Theo BBC News, AFP - Ảnh: AFP, Getty)

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.