Chủ nhật, 22/09/2024, 09:43 AM

Người dân thiệt hại 8.000-10.000 tỷ đồng vì lừa đảo trực tuyến, cơ quan chức năng rà soát, xóa bỏ tài khoản ngân hàng không chính chủ

Nếu xóa bỏ được những tài khoản không chính chủ này, tình trạng lừa đảo trực tuyến có thể sẽ giảm xuống.

Với sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng hiện đại, đáp ứng nhu cầu của hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán trực tuyến, thúc đẩy mạnh mẽ xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt.

Sự phát triển nhanh chóng của thanh toán điện tử đi kèm với nguy cơ lừa đảo trực tuyến ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), lừa đảo trực tuyến khiến người dân thiệt hại khoảng 8.000-10.000 tỷ đồng vào năm 2023, tăng 150% so với năm 2022. Thực trạng này cho thấy chúng ta cần phải nâng cao cảnh giác và có các biện pháp bảo vệ hiệu quả hơn.

Các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Ảnh minh họa: Internet

Các chiêu trò lừa đảo trực tuyến ngày càng tinh vi. Ảnh minh họa: Internet

Các đối tượng xấu không ngừng đổi mới thủ đoạn, từ việc mạo danh nhân viên nhà mạng, cơ quan thuế đến việc dụ dỗ người dân tham gia các hình thức đầu tư ảo, khiến nhiều người mất tiền oan. Đáng chú ý, số tiền chiếm đoạt trong các vụ lừa đảo trực tuyến đều được chuyển vào những tài khoản ảo (tài khoản không chính chủ). Sau đó, các đối tượng lừa đảo sẽ nhanh chóng rút tiền ra hoặc "rửa tiền" bằng nhiều cách khác nhau. Vì vậy, quá trình điều tra, truy vết, thu hồi của cơ quan chức năng gặp rất nhiều khó khăn. Theo ý kiến của các chuyên gia, tài khoản ngân hàng không chính chủ chính là công cụ tuyệt vời cho kẻ gian tiến hành lừa đảo trực tuyến. Vậy nên nếu kiểm soát được các tài khoản không chính chủ này, tình trạng lừa đảo trực tuyến có thể sẽ giảm xuống.

Tại hội thảo "Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Tiến Dũng đã nhấn mạnh sự quan tâm đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước đối với vấn đề bảo vệ khách hàng trước các hoạt động lừa đảo, thể hiện qua nhiều văn bản chỉ đạo, trong đó có Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Cơ quan chức năng nỗ lực xóa bỏ các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Ảnh minh họa: Internet

Cơ quan chức năng nỗ lực xóa bỏ các tài khoản ngân hàng không chính chủ. Ảnh minh họa: Internet

Theo ông Phạm Tiến Dũng, Quyết định 2345/QĐ-NHNN sẽ giúp ngăn chặn tình trạng dùng giấy tờ của người khác hoặc giấy tờ giả để mở tài khoản, loại bỏ dần những tài khoản ảo. Đây cũng là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến chống lại tội phạm mạng, giúp giảm thiểu đáng kể các vụ lừa đảo liên quan đến tài khoản ngân hàng. Từ ngày 1/7/2024, việc xác thực sinh trắc học và việc siết chặt quản lý tài khoản sẽ tạo ra một lớp bảo vệ kép, giúp bảo vệ tài sản của người dân một cách toàn diện. 

Chỉ trong thời gian ngắn từ ngày 1/7 đến 17 giờ ngày 3/7, hơn 16 triệu tài khoản ngân hàng đã được kiểm tra kỹ lưỡng và đối chiếu với dữ liệu quốc gia. Sau hơn một tháng triển khai Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, gần 31,6 triệu hồ sơ khách hàng đã được thu thập, đối chiếu, đăng ký thông tin sinh trắc học với CCCD gắn chip, cho thấy sự quyết tâm cao của các ngân hàng trong việc làm sạch hệ thống, bảo vệ tài sản của khách hàng và ngăn chặn các hoạt động lừa đảo.

Như Ý

Bình luận

Nổi bật

Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

Thống kê, biên soạn số liệu GDP kinh tế tập thể

sự kiện🞄Thứ hai, 17/02/2025, 06:59

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 14/2/2025 phê duyệt Đề án Nghiên cứu, thống kê, biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trong nước (GDP) loại hình kinh tế tập thể (Đề án).

Đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

Đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên

sự kiện🞄Thứ năm, 13/02/2025, 17:26

(CL&CS) - Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng của năm 2025 khi là năm tăng tốc, bứt phá, về đích Kế hoạch 5 năm 2021-2025, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 cần đạt 8% trở lên, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong thời gian đủ dài (bắt đầu từ năm 2026).

Tìm giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới

Tìm giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới

sự kiện🞄Thứ tư, 12/02/2025, 08:24

(CL&CS) - Ngày 10/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới.