Ngọn núi nơi thiên đường và địa ngục chỉ cách nhau nửa bước chân, được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới
Được mệnh danh là con đường leo núi nguy hiểm bậc nhất thế giới, đỉnh núi tại Trung Quốc khiến nhiều người phải “thót tim” dù chỉ nhìn qua màn ảnh.
Nằm bên lề thung lũng sông Vị, cách 120km về phía đông của thành phố Tây An, Hoa Sơn là một ngọn núi thiêng liêng với các đền thờ đặt tôn nghiêm trên những tảng đá huyền thoại, có tuổi đời hàng trăm năm.
Để lên đến đỉnh Hoa Sơn, du khách phải vượt qua những "nấc thang lên thiên đường" dọc theo sườn núi, trên độ cao khoảng 1.800m (thực tế là 6km, tương đương với 4.000 bậc thang). Sau khi vượt qua các bậc thang cheo leo làm bằng đá, du khách sẽ phải bám vào vách núi để tiếp tục hành trình theo hệ thống đường ván bằng gỗ mới có thể lên đến đỉnh núi. Chủ yếu những người chọn lựa con đường này là các người leo núi chuyên nghiệp, người hâm mộ mạo hiểm. Đối với những người không muốn mạo hiểm có thể sử dụng cáp treo để lên đỉnh núi.
Mặc dù con đường dẫn lên đỉnh núi nguy hiểm và đầy thách thức, nhưng phong cảnh tuyệt vời từ đỉnh núi là một phần thưởng hấp dẫn. Điều này cũng là cách duy nhất để thực sự trải nghiệm khó khăn và sự tận tâm của những người hành hương đã tìm đến núi thánh trong nhiều thế kỷ qua.
Leo lên bốn đỉnh của Hoa Sơn
Được mệnh danh đỉnh cao của đạo giáo, bốn đỉnh chính của Hoa Sơn được bao quanh bởi những ngôi đền cổ, nơi mà lịch sử của các nghi lễ cầu nguyện và cúng bái được truyền ít nhất từ thời kỳ của Tần Thủy Hoàng vào những năm 200 trước Công nguyên. Ngày nay, mặc dù cuộc sống đã trở nên hiện đại, đa số du khách mang theo cây gậy selfie để chụp ảnh với phong cảnh tuyệt vời thì những con đường mòn lên đỉnh núi dường như vẫn giữ nguyên vẻ hoang sơ từ hàng ngàn năm trước.
Dù là bằng cách đi bộ hay sử dụng cáp treo, hầu hết du khách chọn hành trình từ thung lũng lên đỉnh núi phía bắc. Đây là điểm thấp nhất trong số bốn đỉnh của Hoa Sơn, du khách tiếp tục vượt qua những dãy núi đồi và ngắm nhìn những danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở các hướng Đông, Nam và Tây.
Với độ cao là 2.154m, Lạc Nhạn (đỉnh phía nam) là đỉnh cao nhất Hoa Sơn với bức tranh tuyệt vời của cảnh đẹp trải rộng vô tận và những con đường mòn đầy mạo hiểm. Tuy nhiên, đỉnh phía đông có vẻ nổi tiếng hơn cả, là điểm đến của nhiều du khách vào cuối ngày và ở lại qua đêm để đón bình minh, sau đó khám phá những phần còn lại của ngọn núi.
Ở giữa bốn đỉnh chính là những dãy núi nhỏ hơn, các di tích lịch sử, một vài gian hàng nhỏ và bảng chỉ dẫn cho những người muốn tìm kiếm những góc yên bình hơn trên đỉnh Hoa Sơn.
Con đường mòn nguy hiểm nhất thế giới
Hoa Sơn nổi tiếng trên toàn thế giới với nhiều biệt danh như “Nấc thang lên thiên đường, địa ngục chỉ cách một bước”, “Đường mòn nguy hiểm nhất hành tinh”, “Con đường ván gỗ trên bầu trời”, đã gây ấn tượng mạnh mẽ với mọi người. Điều đặc biệt là những bậc thang được làm từ những tấm ván gỗ dày và chắc chắn, được đóng chặt vào vách đá ở độ cao lưng chừng 2.000 mét mà không có bất kỳ hàng rào bảo vệ nào, trong khi dưới chân là vực thẳm.
Mặc dù tất cả du khách đều được thắt dây an toàn trước khi vượt qua vách núi, cùng với sự an toàn được đảm bảo bằng dây xích chắc chắn để mọi người có thể bám vào, nhưng vẫn có nhiều người không dám thử nghiệm trải nghiệm này.
Cuộc sống trên Hoa Sơn
Được cho là nơi ở của Lão Tử - triết gia nổi tiếng nhất Trung Quốc một thời, Hoa Sơn mang tầm quan trọng lớn đối với cộng đồng Đạo giáo Trung Quốc, với nhiều ngôi đền lịch sử được bảo tồn qua nhiều thế kỷ. Mặc dù đa số du khách hiện đại đến đây với mục đích du lịch, nhưng đời sống tu viện vẫn tiếp tục tồn tại trên núi. Những người gác cổng chịu trách nhiệm chuyển thực phẩm và hàng hóa qua những bậc thang đá từ thị trấn bên dưới lên Hoa Sơn để cung cấp cho các tu viện và dịch vụ du lịch. Các dịch vụ này được phát triển để phục vụ du khách.
Ngay cả những người không có đạo cũng có thể tìm thấy chỗ ở trong các nhà nghỉ nhỏ xung quanh các đền thờ, bạn cũng có thể lựa chọn các khách sạn tiêu chuẩn ở đây. Dù ở đâu, bạn nên mang theo đồ ăn nhẹ và nước uống để tránh phải trả giá cao khi mua ở trên núi. Tất cả hàng hóa ở đỉnh Hoa Sơn đều được đưa lên từ các thung lũng, làm cho giá cả ở những nhà hàng, khách sạn hoặc các cửa hàng nhỏ trên núi trở nên khá cao.
Ngọn núi Hoa Sơn mang trong mình một ý nghĩa lịch sử rất riêng đối với người Trung Quốc. Và vào năm 1990, Hoa Sơn chính thức được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Hoàng Giang
- ▪Ngọn núi có hai bảo tháp nghìn năm tuổi vẫn đứng vững sau địa chấn, du khách nào cũng thắc mắc: Không đường lên thì xây thế nào?
- ▪Ngôi làng có vẻ ngoài “độc lạ” hơn 700 năm tuổi: Nhà được chạm khắc từ tro núi lửa và đá, có “báu vật trời cho” chữa được bệnh tật
- ▪Ngôi làng chênh vênh trên 'đỉnh trời' 2.300 cao nhất Việt Nam, mùa đông sương tuyết giăng kín, là địa điểm săn mây nhất định phải đến một lần trong đời!
- ▪Ngôi làng hơn 500 năm tuổi tách biệt với thế giới, bỗng chốc hút nườm nượp khách du lịch vì vẻ đẹp “sơn thủy hữu tình”
Bình luận
Nổi bật
Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16
(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.
Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51
(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.
Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt
sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44
(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.