Ngôi làng cổ độc lạ ‘vào được nhưng không ra được’: Có tới 48 con đường như mê cung, chuyên gia đến tìm hiểu cũng… bị lạc
Như một mê cung trong truyền thuyết, ngôi làng này khiến những người bước vào không thể tìm thấy lối ra.
Vào thời Gia Khánh đế triều Thanh, có một băng cướp hơn trăm người, âm mưu xâm nhập vào một ngôi làng nằm ở chân núi để thực hiện hành vi cướp bóc. Dù nghĩ rằng chúng sẽ thu được nhiều của cải nhưng khi bước vào làng, chúng phát hiện ra rằng không thể tìm ra lối thoát. Ngôi làng này giống như một mê cung huyền bí, không có con đường nào dẫn ra ngoài.
Bất mãn và tức giận, chúng quyết định châm lửa đốt cháy toàn bộ làng. Đột nhiên, từ trên không trung, một lượng lớn thiên la địa võng bắt đầu rơi xuống, làm chúng bị mắc kẹt và không thể bỏ chạy. Tất cả những tên cướp đều bị bắt sống và đưa giao cho quan phủ.
Hóa ra, người dân trong làng đã chuẩn bị một kế hoạch từ trước, đợi chỉ khi bọn cướp bước vào làng, mọi người mới đồng loạt tấn công.
Câu chuyện này kể về ngôi làng mang tên Cao Kỷ ("kỷ" trong "trường kỷ" có nghĩa là ghế) tọa lạc ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Tên là Cao Kỷ xuất phát từ việc ngôi làng được bao quanh bởi ba mặt núi và một mặt hướng ra biển, trông như chiếc ghế.

Ngôi làng cổ Cao Kỷ đã hơn 600 năm tuổi với cấu tạo kỳ lạ như mê cung.
“Thôi miên” người đi ngay khi bước vào
Ngôi làng nổi tiếng với việc “vào được nhưng không ra được”, nhiều chuyên gia địa chất và lịch sử đã cho rằng đó chỉ là một ngôi làng nhỏ, không có lý do gì khiến người ta vào được mà không thể ra được?

Chuyên gia cũng không thể tìm được đường ra khi đến ngôi làng này.
Một chuyên gia quyết định tự mình đến để thực hiện khảo sát về ngôi làng này. Khi đến đó, ông thực sự phải “bó tay” khi không tìm thấy cách nào để rời khỏi ngôi làng đó. Bất kỳ nỗ lực nào ông cũng chỉ dẫn ông quay lại nơi ông ban đầu. Để có thể rời khỏi ngôi làng, ông buộc phải nhờ đến sự giúp đỡ của những người trong làng.
Vậy đâu là điểm mấu chốt của ngôi làng "mê cung" này?
Sau một thời gian dài tiến hành khảo sát, chuyên gia cuối cùng cũng khám phá ra quy luật trong thiết kế của ngôi làng.
Ngôi làng này bao gồm 48 con đường nhỏ và trên mỗi con đường nhỏ này, mọi thứ đều được bài trí theo cùng một cách, tạo nên sự đồng nhất khi di chuyển qua các khu vực. Đặc biệt, mỗi đoạn đường đều có một ngôi miếu nhỏ có vẻ ngoài giống hệt nhau. Nếu không phải người dân ở đây đã quá quen thuộc với từng ngóc ngách trong làng thì chắc chắn không thể phân biệt nổi.

Trên mỗi con đường nhỏ ở làng, mọi thứ đều có cách bài trí giống y hệt nhau.
Sau khi hoàn thành bản vẽ thiết kế của ngôi làng, chuyên gia phát hiện thêm một điều thú vị: nếu lấy ao nước giữa làng làm trung tâm và kết hợp với 5 con đường chính trong làng sẽ tạo thành một cấu trúc hình hoa mai, phân chia ngôi làng thành 5 khu vực nhỏ. Mỗi khu vực nhỏ này lại có các con đường chéo y hệt nhau.
Người dân trong làng chia sẻ rằng ngôi làng này đã có lịch sử hàng trăm năm. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) thời nhà Minh, những người đầu tiên lập làng đã tạo ra kiến trúc hoa mai này như một biện pháp để chống lại các toán cướp hoành hành thời đó.
Ngoài ra, người xưa còn lưu truyền về một loại khí cụ giúp giao tiếp, truyền đạt thông tin nhanh chóng trong làng, nhưng loại khí cụ này đã bị mất tích sau khi người trưởng làng thiệt mạng trong chiến tranh.
Nguồn tham khảo: Sohu.
Hoàng Giang
- ▪Ngôi làng cổ không đường đi nhưng có tới 180 cây cầu gỗ, mỗi ngôi nhà được ví như một ốc đảo nhỏ, hút 800.000 người kéo đến xem hằng năm
- ▪Làng cổ hơn 600 tuổi nằm trên vách núi cao 1.700m dựng đứng, được mệnh danh là ngôi làng nguy hiểm nhất thế giới
- ▪Ngôi làng trăm tuổi hình cá chép độc nhất Việt Nam nổi tiếng hiếu học, là quê hương của cố Tổng Bí thư Trường Chinh
- ▪Ngôi làng có vẻ ngoài “độc lạ” hơn 700 năm tuổi: Nhà được chạm khắc từ tro núi lửa và đá, có “báu vật trời cho” chữa được bệnh tật
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành trung tâm du lịch kết nối toàn cầu
sự kiện🞄Thứ sáu, 18/04/2025, 14:59
(CL&CS) - UBND tỉnh Quảng Ninh vừa phê duyệt Đề án Phát triển Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới, với lộ trình cụ thể đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.
Tôn vinh Hát Tuồng Bội: Di sản phi vật thể quốc gia từ lòng dân Hưng Trạch
sự kiện🞄Thứ sáu, 18/04/2025, 12:09
(CL&CS) - Chiều 17/4, lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật Hát Tuồng Bội diễn ra trang trọng tại xã Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình.
Đà Nẵng là một điểm đến hàng đầu về du lịch thể thao trên bản đồ quốc tế
sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:29
(CL&CS)- Lễ hội thể thao đa môn hàng đầu khu vực sẽ trở lại thành phố Đà Nẵng từ ngày 9 - 11/5/2025, đánh dấu cột mốc 10 năm Ironman có mặt tại Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.