Thứ sáu, 04/03/2022, 09:18 AM

Nghị quyết 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội

(CL&CS) - Cải cách có xu hướng chững lại. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, thứ hạng và chất lượng của nhiều chỉ tiêu vẫn còn thấp thậm chí giảm bậc.

“Thể hiện rõ thông điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp. Năm nay, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP vào ngày 10 tháng 01 năm 2022”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư – ông Trần Duy Đông cho biết tại Hội nghị triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế”.

Hội nghị triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 03/03/2022

Hội nghị triển khai Nghị quyết 02/NQ-CP: Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tổ chức ngày 03/03/2022

Môi trường kinh doanh là một trụ cột quan trọng của cải cách thể chế để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển. Từ năm 2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Chính phủ hàng năm ban hành Nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết.

Từ đó, với nỗ lực cải cách của các Bộ, ngành và địa phương, thời gian qua vị trí của Việt Nam trên các bảng xếp hạng uy tín toàn cầu được nâng lên, tạo được niềm tin cho nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, cải cách môi trường kinh doanh ở nước ta từ năm 2020 có xu hướng chững lại do tác động của đại dịch COVID-19.

Trên bảng xếp hạng toàn cầu, một số chỉ tiêu cải thiện chưa bền vững và còn không ít chỉ tiêu cụ thể mà chất lượng và thứ hạng của Việt Nam còn thấp hoặc không được cải thiện, thậm chí giảm bậc.

So với năm 2020, năm 2021, nhiều chỉ số giảm điểm hoặc giảm bậc, như: Đổi mới sáng tạo giảm 2 bậc (từ thứ 42 xuống 44); Phát triển bền vững giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 49 xuống 51); Quyền tài sản giảm điểm và giảm bậc (từ thứ 78 xuống 84); Cảm nhận tham nhũng giảm 8 bậc (từ thứ 96 xuống 104).

“Nhiệm kỳ này, Chính phủ tiếp tục ban hành hàng năm Nghị quyết số 02/NQ-CP vào đầu năm mới như thông lệ trước đây, thể hiện rõ thông điệp tiếp tục đẩy mạnh cải cách, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo niềm tin về sự đồng hành của Chính phủ với doanh nghiệp”, Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay.

 Kỳ vọng vào một sự thay đổi lớn đang dấy lên khi Nghị quyết 02/2022 có nhiều điểm mới. Đặc biệt 2022 là năm đầu của nhiệm kỳ.

“Nghị quyết số 02/NQ-CP được thiết kế tổng thể với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cho cả nhiệm kỳ (đến năm 2025) và một số nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2022. Những năm tiếp theo, Nghị quyết xây dựng với các giải pháp cụ thể hơn, phù hợp với các trọng tâm ưu tiên của từng năm”, bà TS Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban, Ban Môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương  CIEM cho biết.

Nghị quyết 02 đã chọn 8 xếp hạng quốc tế làm mục tiêu chính đến năm 2025 là: Phát triển bền vững (của UN, mục tiêu top 40); Chính phủ điện tử (của UN, mục tiêu top 60); Năng lực cạnh tranh 4.0 (của WEF, mục tiêu top 50); Năng lực Đổi mới sáng tạo (của WIPO, mục tiêu top 40); Quyền tài sản (của Liên minh quyền tài sản, mục tiêu top 60); Hiệu quả logistics (của WB, mục tiêu tăng 4 bậc); Năng lực cạnh tranh du lịch (của WEF, mục tiêu top 50); An toàn an ninh mạng (của ITU, mục tiêu tăng 3 bậc);

Để thực hiện các mục tiêu này, 10 nhóm giải pháp trọng tâm được xác định.

Những điểm mới mạnh mẽ trong Nghị quyết 02 năm nay là cơ sở cho kỳ vọng về môi trường kinh doanh sẽ tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ hơn.

Nhưng kỳ vọng còn ở phía trước thì thực tiễn đã xuất hiện những biểu hiện rất đáng lo và nếu không kịp thời được ngăn cản thì môi trường kinh doanh sẽ có thêm nhiều rào cản mới và cải cách sẽ lại chững tiếp.

“Cải cách đang chững lại, do tác động của dịch bệnh, do có sự chuyển giao giữa hai nhiệm kỳ hay còn do đâu nữa, có phải còn do sự lơi là trong cải cách?”, ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI phát biểu.

Trưởng ban Pháp chế của VCCI còn chỉ ra xu hướng đáng quan ngại đó là có vẻ như tiền kiểm đang trở lại sau cả một thời gian dài nỗ lực chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đó là sau nỗ lực xóa bỏ nhiều điều kiện kinh doanh thì gần đây, trong nhiều dự thảo văn bản, trong dự thảo thông tư, nghị định mà VCCI được gửi lấy ý kiến đã xuất hiện nhiều những điều kiện mới chặt hơi, khó hơn.

Ông Đậu Anh Tuấn dẫn ra rất nhiều dẫn dụ cụ thể. Đơn cử như dự thảo nghị định về vận tải đường của mà Bộ Giao thông chủ trì soạn thảo lại có nội dung: doanh nghiệp không kinh doanh vận tải, nhưng có xe vận tải nội bộ thì xe này vẫn phải xin giấy phép vận tải, vẫn phải lắp camera hành trình kết nối với cơ quan quản lý… Những quy định này sẽ làm tăng đáng kể thời gian và chi phí tuân thủ.

Những ví dụ đó cho thấy đang có xu hướng siết chặt lại cách thức quản lý, theo cách cũ.

Liệu đây chỉ là những việc cá biệt hay nó sẽ thành xu hướng chủ đạo? Trưởng ban Pháp chế của VCCI nói và nhấn manh đến chất lượng thực thi. “Chủ trương rất rõ, nỗ lực rất lớn. Chưa bao giờ chúng ta dừng nỗ lực cải cách. Nghị quyết cũng rất rõ. Nhiều bộ nhiều địa phương đưa ra những kế hoạch và chương trình hành động rất hoành tráng nhưng thực hiện có thực chất không”, ông Tuấn nói.

Trong khi đó, theo như  ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh thì quá trình cải cách sẽ ngày càng khó khăn hơn khi những mục tiêu còn lại sau nhiều năm cải cách thì đều là những mục tiêu cam go nhất, nhiều trở ngại nhất.

Và các cải cách không chỉ nằm trong phạm vi một bộ, ngành nữa mà đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, liên ngành giữa các cơ quan mới có thể thực hiện được. Ông Hiếu và ông Tuấn nói.

“Doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính là liên quan đến nhiều ngành, chỉ một ngành không thay đổi thì doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn”, theo ông Tuấn.

Còn theo ông Hiếu,  trong quá trình hoạt động đầu tư kinh doanh chỉ cần một cửa trục trặc là hoạt động của doanh nghiệp không thông suốt. Ví như đi trên đường, có đoạn cải cách tốt cho phép xe chạy tốc độ 120km/h nhưng lại gặp đoạn đường đầy ổ gà, ổ trâu chỉ đi được 10 km/h thì không những không phát huy được hiệu quả đã làm được mà còn bị xói mòn niềm tin.

Nhưng ông Phan Đức Hiếu tin rằng cơ hội thành công là không nhỏ khi chúng ta đã có cam kết mạnh mẽ từ các cơ quan cao nhất. Cùng với Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội cũng đang có sự chuyển động tích cực, sẵn sàng để cùng thúc đẩy cải cách môi trường kinh doanh.  

Tri Nhân

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.