Việt Nam đang cần một cuộc cải cách mới
(CL&CS) - Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy một chương trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh sâu rộng, đột biến và sáng tạo sẽ là yếu tố không thể thiếu để phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Không có cải cách sẽ khó phục hồi
Theo quy luật, theo kinh nghiệm và bài học thế giới, cứ sau mỗi cuộc khủng hoảng hoảng là phải có một cuộc cải cách, nếu không có cải cách sẽ khó phục hồi.
Đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh chưa từng có đến kinh tế toàn cầu nói chung và của từng quốc gia nói riêng. Nó đã tạo ra những thách thức chưa từng có đối doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách.
TS. Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương: "Cải cách đang chững lại, những ưu tiên trọng tâm của cải cách là thể chế để phục hồi tăng trưởng nhanh sau đại dịch vẫn còn trong im lặng".
Từ cuộc khủng hoảng y tế đã dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế. Dân cư bị phong tỏa tại các thời điểm khác nhau và thời gian khác nhau. Cung và Cầu đều bị sốc. Chuỗi cung ứng đứt gãy.
Doanh nghiệp tạm dừng sản xuất, thu hẹp quy mô, giảm hoặc mất doanh thu, dòng tiền thiếu hụt, lợi nhuận giảm thậm chí thua lỗ… Hàng loạt doanh nghiệp phá sản. Hàng trăm triệu lao động mất việc làm, giảm thu nhập.
Nhiều ngành như hàng không, du lịch, nhà hàng, khách sạn, v.v… bị tê liệt.
Trước thực trạng nói trên, Chính phủ tất cả các nước đều thực hiện các giải pháp chính sách vượt qua đại dịch và phục hồi kinh tế. Cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doạnh được coi là một trong các giải pháp chủ yếu.
Ở không ít quốc gia, khủng hoảng kinh tế thúc dẩy cải cách thể chế một cách có hệ thống. Lợi ích mà những cải cách như thế tạo ra là rất đáng kể trong và sau khủng hoảng. Thực tế diễn ra tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, nhất là ở Hàn Quốc, trong và sau khủng hoảng tài chính vào cuối những năm 90 thế kỷ trước là ví dụ điển hình.
Khủng hoảng kinh tế có thể tạo ra môi trường chính trị thuận lợi cho những cải cách thể chế cơ bản và có hệ thống. Các Chính phủ có thể tận dụng khủng hoảng Đại dịch COVID-19 để thực hiện các cải cách như thế.
Trọng tâm của cải cách để phục hồi nhanh vẫn còn trong “im lặng”
Ở Việt Nam COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Làn sóng sau phức tạp hơn, rộng hơn và tác động xấu hơn so với làn sóng trước. So với phần lớn phần còn lại của thế giới, cho đến nay Việt Nam kiểm soát dịch bệnh tương đối tốt. Tuy vậy, nền kinh tế, cuộc sống và sinh kế của người dân vẫn chịu tác động lớn, bất lợi chưa từng có.
Cả trăm ngàn doanh nghiệp phải đóng cửa tạm thời hoặc vĩnh viễn. Một số ngành như du lịch, vận tải hành khách, lưu trú, nhà hàng,.v.v…. liên tục suy giảm mạnh. Tăng trưởng kinh tế đã giảm sút mạnh. Dich bệnh và tác hại của nó trên tất cả các mặt vẫn tiếp diễn.
Hơn mười năm qua ta đã đạt được một kết quả tích cực khi đã chuyển được mười mấy triệu người lao động từ khu vực phi chính thức sang chính thức. Nay thì hàng triệu người mất từ khu vực chính thính đã mất việc làm phải trở về khu vực phi chính thức. Như vậy nền kinh tế đang thụt lùi về cơ cấu lao động.
Cũng giống như chính phủ các nước, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đối phó với dịch bệnh với quy mô lớn chưa từng có như giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, giảm, giản nộp thuế, bảo hiểm xã hội, miễn, giảm phí một số dịch vụ công, giảm, giản nộp tiền thuê đất. Năm 2021, một số chính sách hỗ trợ nói trên vẫn tiếp tục thực hiện. Nhưng hiệu lực một số gói hỗ trợ đưa ra năm 2020 không cao.
So với kinh nghiệm quốc tế, thì tinh thần giảm, nới lỏng quy định, linh hoạt trong áp dụng quy định để hỗ trợ doanh nghiệp chống chịu với dịch bệnh vẫn còn thiếu vắng.
Trong khi dịch bệnh còn lây lan, tác động xấu đến đầu tư kinh doanh, thì đề xuất áp dụng mã số mã vạch, gắn camera hành trình, bắt buộc sàn giao dịch điện tử phải khai báo, nộp thuế thay cho người bán hàng, v.v…. là những ví dụ điển hình cho thực trạng nói trên.
Điều đáng nói thêm là, cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh nói chung bị chững lại kể từ khi COVID- 19 bùng phát.
Những phân tích, đánh giá xác định khu vực tiềm năng, những ưu tiên chính sách, và đặc biệt là những ưu tiên, trọng tâm của cải cách thế chế để phục hồi tăng trưởng nhanh sau đại dịch vẫn còn trong “im lặng”. Quá trình hoạch định chính sách và chương trình nghị sự của các cơ quan có thẩm quyền không khác nhiều so với trước.
Cải cách thổi luồng sinh khí mới
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy chương trình cải cách thể chế sâu rộng và bài bản là cần thiết để thúc đẩy phục hồi sau đại dịch.
Kinh nghiệm ở Việt Nam trong mấy chục năm qua cũng chứng tỏ điều đó.
Sau khủng hoảng tài chính châu Á 1997- 1998, Luật Doanh nghiệp 1999 được ban hành với tư duy mở của mạnh mẽ cho khu vực kinh tế tư nhân cùng với bãi bỏ hầu hết các loại giấy phép không cần thiết đã thổi “luồng sinh khí mới” vào môi trường kinh doanh Việt Nam. Cải cách DNNN đã được thực hiện mãnh mẽ chưa từng có. Khu vực tư nhân đã bừng nở và phát triển. Nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển mạnh mẽ.
Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2009-2010, một cuộc cải cách môi trường kinh doanh trên diện rộng bắt đầu vào năm 2010.
Chương trình tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế đã được thực hiện (từ 2013). Kế tiếp từ năm 2014 là một chương trình cải, cải thiện môi trường kinh doanh để lại dấu ấn cho nhiệm kỳ 2015-2020. Và trên bảng xếp về năng lực cạnh tranh, về môi trường đầu tư – kinh doanh của thế giới, Việt Nam đã có những bước thăng hạng rất đáng kể.
Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy một chương trình cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh sâu rộng, đột biến và sáng tạo sẽ là yếu tố không thể thiếu để phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid19.
Về trung và dài hạn, môi trường kinh doanh sẽ tác động đến cách thức vượt qua đại dịch và mức độ tận dụng cơ hội của các doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình phục hồi. Do đó, ở đâu có quy định pháp luật hiệu quả, dự đoán được, tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng thúc đẩy cạnh tranh, có thể chế tốt thì ở đó, dễ dàng khởi sự kinh doanh, doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi và nhanh chóng chuyển dịch các hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu mới của thị trường.
Chất lượng môi trường kinh doanh cũng có vai trò quan trọng đối với đầu tư nước ngoài và sự kiên kết của các doanh nghiệp nội địa với các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Trong bối cảnh Đại dịch COVID-19 hiện nay, việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh là điều cực kỳ quan trọng để đảm bảo khôi phục kinh tế và phục hồi niềm tin của các nhà đầu tư.
Cải cách cải thiện môi trường kinh doanh luôn là một trong các trọng tâm của đột phá thể chế. Trước yêu cầu khắc phục thiệt hại do dịch bệnh và phục hồi kinh tế sau đại dịch, thì cải cách này lại trở nên cấp bách hơn.
Lúc này Việt Nam cần một cuộc cải cách mới để nền kinh tế phục hồi hiệu quả hơn, hướng tới mục tiêu phát triển cao và bền vững.Và tôi mong muốn có một cuộc cải cách như thế.
(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).
TS. Nguyễn Đình Cung- Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương
- ▪Vĩnh Phúc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19
- ▪Đảm bảo sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế vi mô
- ▪Chính phủ quyết nghị 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
- ▪Rà soát chính sách thương mại lần thứ 2 của Việt Nam trong WTO
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03
(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.