Ngành thủy sản năm 2021: Tôm và cá tra có nhiều triển vọng tăng trưởng xuất khẩu
(CL&CS) - Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu thủy sản trong năm 2021 có thể tăng trưởng 10% so với cùng kỳ và đạt 9,4 tỷ USD, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2019 là 6,8%.
Thay đổi cơ cấu sau dịch Covid-19
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020, trong đó thuế nhập khẩu của EU được giảm ngay lập tức đối với tôm nguyên liệu (từ 4,2% xuống 0,0%) và cá tra (từ 5,5% xuống 4,1%).
Đối với cá tra, mức giảm thuế không đáng kể không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của nhu cầu từ EU và xuất khẩu cá tra sang EU phục hồi rất chậm tới cuối năm.
Ngược lại, hiệp định tác động tích cực tới xuất khẩu tôm kể từ tháng 8, khiến giá trị xuất khẩu hàng tháng liên tục tăng trưởng so với cùng kỳ tính đến tháng 10.
Nhu cầu trên thế giới giảm đáng kể đối với các sản phẩm thủy sản, khiến giá rơi xuống các mức thấp mới. Giá tôm nguyên liệu trong nước chạm mức đáy 82.500 đồng/kg trong tháng 10 (-12% so với cùng kỳ và -14% so với đầu năm) trong khi giá cá nguyên liệu trong nước giảm xuống còn 17.750 đồng/kg (-14% so với cùng kỳ và -10% so với đầu năm). Đáng lưu ý là sự sụt giảm này xảy ra ngay cả trên mức nền thấp của năm trước.
Bất chấp nhu cầu giảm, các công ty xuất khẩu tôm vẫn tìm thấy cơ hội từ sự suy yếu nguồn cung toàn cầu và đẩy mạnh xuất khẩu về sản lượng.
Theo Rabobank (công ty hàng đầu toàn cầu về tài trợ nông nghiệp, thực phẩm và ngân hàng theo định hướng bền vững), sản lượng tôm của Ấn Độ ước tính giảm từ 10 -15% so với cùng kỳ trong năm 2020, tạo cơ hội cho các quốc gia khác tận dụng gia tăng xuất khẩu.
Mặt khác, nhu cầu cá tra xuất khẩu sụt giảm mạnh do các đợt giãn cách xã hội trong khu vực được thực hiện ở tất cả các thị trường xuất khẩu cá tra chính. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường nhập khẩu cá tra hàng đầu mà còn ảnh hưởng ở cả thị trường Mỹ và EU (thị trường lớn thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam).
Tổng giá trị xuất khẩu của các công ty thủy sản Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2020 đạt 7,7 tỷ USD, giảm 2% so với cùng kỳ. Theo loại sản phẩm, giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,4 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ và giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ.
Mặc dù giá trị xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh, nhưng giá bán bình quân thấp khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty xuất khẩu tôm giảm. Các công ty xuất khẩu cá tra cũng ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp giảm đến quý 3/2020. Tuy nhiên, do giá tôm và cá tra bắt đầu tăng từ đầu quý 4/2020, Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán SSI kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn ở tất cả các công ty xuất khẩu, bắt đầu từ quý 4/2020.
VASEP ước tính giá trị xuất khẩu thủy sản đến cuối năm 2020 đi ngang so với cùng kỳ năm trước, đạt 8,6 tỷ USD. Trong đó, giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ và giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,5 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ.
Triển vọng tăng trưởng năm 2021
VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản có thể tăng trưởng 10% so với cùng kỳ và đạt 9,4 tỷ USD trong năm 2021, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) giai đoạn 2016-2019 là 6,8%. Trong đó, xuất khẩu tôm vẫn là động lực tăng trưởng, tăng 15% so với cùng kỳ, đạt 4,4 tỷ USD. Tiếp theo là cá tra, tăng 5%, đạt 1,6 tỷ USD và các sản phẩm thủy sản khác tăng 6% so với cùng kỳ đạt 3,4 tỷ USD).
Tuy nhiên, Trung tâm Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCP Chứng khoán SSI cho rằng mức tăng trưởng xuất khẩu tôm mạnh như vậy là khó khả thi, vì sự phục hồi của nguồn cung (Ấn Độ) sau Covid-19 có thể kìm hãm tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam. Các công ty xuất khẩu tôm sẽ khó có thể tái lập mức tăng trưởng đã đạt được trong năm 2020 trước sự cạnh tranh từ Ấn Độ.
Chu kỳ nuôi tôm ngắn (chỉ 3-4 tháng) cũng như tính cạnh tranh với Ấn Độ tại thị trường Mỹ và EU (đóng góp 37% giá trị xuất khẩu của tôm Việt Nam) sẽ trở nên gay gắt hơn vào nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, các công ty xuất khẩu có chứng nhận của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) có thể nhận thấy nhiều cơ hội hơn để mở rộng tại thị trường EU khi hiệp định EVFTA có hiệu lực xuyên suốt năm.
Giá bán bình quân có thể tăng khi nhu cầu tăng dần lên, hỗ trợ cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp. Đối với cá tra, sự phục hồi cả về sản lượng và giá bán bình quân sẽ thúc đẩy tăng trưởng giá trị xuất khẩu trong cả năm, đặc biệt là trong nửa cuối năm 2021 khi vaccine được phổ biến rộng rãi hơn ở Mỹ và EU, điều này có thể khuyến khích tiêu thụ thủy sản tại kênh nhà hàng.
Như Nguyễn
Bình luận
Nổi bật
Tập đoàn Bamboo Capital nằm trong top doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:33
(CL&CS) - Tập đoàn Bamboo Capital vừa được vinh danh với hai hạng mục quan trọng tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (VLCA) 2024, bao gồm: Báo cáo thường niên tốt nhất và Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông thường niên tốt nhất.
Năm 2024, PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - PV GAS TRADING tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục đột phá trong bối cảnh thị trường năng lượng toàn cầu đang trải qua nhiều biến động phức tạp.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:29
(CL&CS) - Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng xanh VinEG (“VinFast Energy”), Công ty TNHH Schneider Electric Việt Nam (“Schneider Electric”) và Công ty TNHH Năng lượng Môi trường Biển Đông (“ESEC”) đã ký kết thoả thuận hợp tác phát triển giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến, qua đó thúc đẩy lĩnh vực quản lý năng lượng tại Việt Nam.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.