Ngành hàng tiêu dùng nhanh hướng đến phát triển xanh, bền vững
(CL&CS)- Ngành hàng tiêu dùng của Việt Nam hiện có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, để phát triển bền vững trong tương lai, doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cần hướng đến tiêu dùng xanh.
Nhiều tiềm năng
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa của Việt Nam đạt hơn 180 tỷ USD năm 2023, phần lớn trong đó là hàng tiêu dùng nhanh. Chia sẻ với báo chí, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, việc phát triển của ngành hàng tiêu dùng nhanh đang được thể hiện bằng việc nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng lên nhanh chóng. Chính thu nhập đó đang tạo ra nhu cầu tiêu dùng rất nhiều các mặt hàng khác nhau, từ những sản phẩm công nghệ có tính lâu bền cho đến các sản phẩm tiêu dùng nhanh.
Sản phẩm tiêu dùng nhanh là một trong những mặt hàng tăng trưởng rất nhanh, liên tục tăng trưởng ở mức hai con số trong nhiều năm qua. Cùng với sự phát triển của người tiêu dùng trẻ, sự già hóa dân số cũng đang xảy ra. Nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng trung niên và già cũng đang thay đổi, họ cũng có nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng nhanh rất lớn. Cùng với sự phát triển của công nghệ số, nhu cầu đặt mua hàng online và ship đến tận nơi ở đã mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng cũng là một yếu tố lợi thế giúp ngành hàng tiêu dùng nhanh tiếp cận với đối tượng khách hàng này.
Tuy nhiên, trước xu hướng tiêu dùng đang chuyển biến theo hướng “xanh” hơn, các sản phẩm tiêu dùng nhanh cần ngày càng đáp ứng chất lượng về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và thu gom phế thải từ các sản phẩm. “Chúng ta đã thấy, thời gian qua có rất nhiều sản phẩm tiêu dùng nhanh từ mì ăn liền, bia, rượu… của chúng ta bị các quốc gia nhập khẩu kiểm tra rất gắt gao. Do đó, chúng ta cần phải xanh ngay từ khâu sản xuất, xanh từ lưu kho cho đến logistics, vận tải, đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng an toàn nhất”, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
Hướng đến tiêu dùng xanh
Dưới góc độ doanh nghiệp ngành hành tiêu dùng nhanh trước xu hướng xanh hóa, ông Shimada Shigeru, Chánh Văn phòng Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam cho biết, công ty đã và đang tiếp tục thực hiện một số hành động thiết thực nhằm lan tỏa sản xuất xanh và tạo ra sản phẩm an toàn, giảm thiểu rác thải nhựa. Có thể kể đến một số hành động nổi bật như đội ngũ R&D (nghiên cứu và phát triển) liên tục tìm hiểu, nghiên cứu và cải tiến bao bì sản phẩm, các sản phẩm mì ly chuyển dần từ ly nhựa sang ly giấy hoặc ly quấn giấy, toàn bộ nĩa trong sản phẩm cũng đã chuyển từ nĩa nhựa PP thành nĩa nhựa sinh học, thân thiện hơn với môi trường mà giá thành sản phẩm không đổi.
Báo cáo Triển vọng ngành hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam 2024 của Kantar mới đây cho thấy, năm 2024 hứa hẹn mang đến nhiều tiềm năng cho ngành tiêu dùng nhanh Việt Nam, với triển vọng về sự phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, những rào cản và thách thức về kích cầu tiêu dùng vẫn tồn tại do các yếu tố vĩ mô và kinh tế ngắn hạn. Để thành công trong bối cảnh này, các thương hiệu và doanh nghiệp cần nắm bắt diễn biến trong nền kinh tế toàn cầu và địa phương, cũng như những thay đổi về nhân khẩu học và xu hướng tiêu dùng để thích ứng linh hoạt với những thách thức ngắn hạn và xây dựng chiến lược dài hạn.
Bên cạnh đó, theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, có 3 rào cản chính đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi để đi đến phát triển bền vững. Thứ nhất là về nguồn vốn không đảm bảo; thứ hai, muốn phát triển nhanh và bền vững phải tăng cường logistics, nhưng tại nhiều vùng ở Việt Nam gần như bị chững lại; thứ ba, thị hiếu của người dân Việt Nam thường xuyên biến động, đặc biệt là theo những tin tức trên mạng.
Đồng thời, quá trình này đòi hỏi doanh nghiệp cần phải có chứng chỉ xanh. Từng sản phẩm của doanh nghiệp phải gắn chứng chỉ xanh thì mới dễ dàng thâm nhập thị trường Việt Nam và quốc tế. Đây là một vấn đề lớn, cần có sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành. Tuy vậy, đầu tiên và cuối cùng vẫn là trách nhiệm của doanh nghiệp. Việc xác nhận chứng chỉ xanh, doanh nghiệp dù muốn cũng không tự mình làm được. Do đó, họ rất cần nhận được sự vào cuộc, sự quan tâm của chính quyền, Chính phủ, của Quốc hội. Các quy định, nghị quyết phải được đồng bộ thì doanh nghiệp mới có thể giảm được chi phí tối đa trong việc đáp ứng được tất cả các yêu cầu.
Chính vì vậy, theo các chuyên gia, các cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc, phải có những nguồn tin chính thống chuyển cho người dân để nắm bắt. Việc phát triển phải toàn diện từ nhận thức con người, nền kinh tế, công nghệ đến nhu cầu người dân.
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
Việt Nam cần đa dạng hóa nguồn đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh trong năm 2025
sự kiện🞄Thứ tư, 01/01/2025, 20:47
(CL&CS) - Về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2025, Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt 6,7% vào năm 2025, với mức tăng trưởng trong nửa đầu năm đạt 7,5% so với cùng kỳ năm trước và mức 6,1% trong nửa cuối năm.
Phát triển thị trường carbon, tạo động lực cho nền kinh tế xanh ở Việt Nam
sự kiện🞄Thứ tư, 01/01/2025, 20:43
Ngày 30/12 tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Viện Tư vấn công nghệ và Đào tạo toàn cầu tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Xây dựng, phát triển thị trường carbon - tạo động lực cho phát triển nền kinh tế xanh ở Việt Nam”.
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
sự kiện🞄Thứ ba, 31/12/2024, 13:24
(CL&CS) - Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy bất định, khi kinh tế thế giới đứng trước "một ngã rẽ khó đoán định".
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.