Ngân hàng vẫn là nguồn cung vốn cho thị trường bất động sản

(CL&CS) - Ngoài vốn đầu tư cá nhân, kiều hối gửi về và vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thì tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn cung vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản.

Theo ông Hà Quang Hưng, Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng), việc tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn giảm từ 45% trước đó xuống mức 40% và thêm vào đó là dịch COVID-19 khiến nhu cầu tín dụng giảm nhưng tín dụng bất động sản vẫn giữ được sự tăng trưởng. Trong năm qua, ngoài các nguồn vốn như: vốn đầu tư cá nhân, kiều hối gửi về và vốn từ phát hành cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp niêm yết và vốn FDI thì tín dụng ngân hàng vẫn là nguồn cung vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản.

Dư nợ tín dụng bất động sản ngày càng gia tăng

Dư nợ tín dụng bất động sản ngày càng gia tăng

Ông Hưng cũng cho biết, ngoài việc tiếp tục thực hiện các khoản vay cho doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng cũng bắt đầu hạ lãi suất cho vay mua nhà như: tại VPBank (từ 5,9%/năm trong 3 tháng đầu tiên, 7,9%/năm trong 6 tháng hoặc 8,9%/năm trong 12 tháng đầu tiên); BIDV (từ 7,6%/năm trong 12 tháng đầu tiên hoặc 9,2%/năm trong 36 tháng đầu tiên); Vietcombank (từ 6,79%/năm, cố định trong 6 hoặc 12 tháng đầu). Thậm chí, mức lãi suất cho vay mua nhà tại ngân hàng OCB còn xuống dưới 5%/năm (mức lãi vay mua nhà dự án 4,99%/năm được OCB áp dụng trong 3 tháng đầu với khách hàng có khoản vay từ 48 tháng trở lên; những trường hợp khác được vay lãi suất 7,99%/năm trong 6 tháng đầu).

Cục trưởng Cục quản lý Nhà và thị trường bất động sản đánh giá, so với thời điểm cuối 2019, lãi suất cho vay mua nhà cố định năm đầu tiên đã thấp hơn và thời điểm hiện nay đang có xu hướng giảm về vùng thấp nhất 10 năm trở lại đây. Nhưng tỷ trọng dư nợ bất động sản đối với toàn ngành lại có sự gia tăng, nếu như năm 2019 chiếm 6,37% thì hết thời điểm này tăng lên 7,2%.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, gần đây, mức dự nợ tín dụng bất động sản có tăng nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn, lực cầu của thị trường bất động sản tăng mạnh do sự chuyển dịch đầu tư từ các ngành kinh tế khác sang, làm tăng mạnh hơn khoảng 30% lực cầu đầu tư thị trường. Trong khi đó, nhu cầu trên thị trường vẫn còn rất lớn, nên ít nhất là trong ngắn hạn từ 1 - 2 năm, thị trường sẽ khó có thể xảy ra "bong bóng".

An Nam

Bình luận

Nổi bật

Chủ tịch VNREA: Doanh nghiệp bất động sản không được tháo túng giá bán gây nhiễu thị trường

Chủ tịch VNREA: Doanh nghiệp bất động sản không được tháo túng giá bán gây nhiễu thị trường

sự kiện🞄Thứ tư, 04/06/2025, 13:50

(CL&CS) - TS. Nguyễn Văn Khôi - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) đề nghị các doanh nghiệp bất động sản tuyệt đối không lợi dụng tình trạng khan hiếm nguồn cung để thao túng giá bán, tạo giá ảo hoặc phát hành thông tin thiếu kiểm chứng nhằm kích thích đầu cơ, trục lợi, gây rối loạn thị trường.

Trải nghiệm đặc quyền trong hệ sinh thái quốc tế tại The Matrix One Premium

Trải nghiệm đặc quyền trong hệ sinh thái quốc tế tại The Matrix One Premium

sự kiện🞄Thứ ba, 03/06/2025, 14:03

(CL&CS) - Trong bối cảnh tầng lớp thượng lưu tại Việt Nam ngày càng gia tăng, nhu cầu về một không gian sống không chỉ dừng lại ở sự tiện nghi mà còn phải thể hiện đẳng cấp và cá tính riêng biệt. The Matrix One Premium chính là hiện thân của phong cách sống thượng lưu, nơi mỗi trải nghiệm đều được cá nhân hóa, mang đến sự khác biệt và đẳng cấp cho cộng đồng tinh hoa, những người thực sự hiểu rõ giá trị của sự khác biệt.

Thành lập Quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 6 năm 2025

Thành lập Quỹ nhà ở quốc gia trong tháng 6 năm 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 03/06/2025, 08:54

(CL&CS)- Chiều 2/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị triển khai Nghị quyết 201/2025/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển cho nhà ở xã hội.