Ngân hàng, bất động sản, chứng khoán ồ ạt tăng vốn

(CL&CS) - Nhiều đơn vị trong ngành ngân hàng, bất động sản và chứng khoán ồ ạt tăng vốn khi thị trường chứng khoán khởi sắc.

Công ty chứng khoán SSI nhận định mùa Đại hội cổ đông 2021 đang dần kết thúc nhưng câu chuyện tăng vốn mới chỉ bắt đầu sôi nổi trong những ngày gần đây; đáng chú ý là hai lĩnh vực có vốn hóa lớn nhất thị trường: ngân hàng và bất động sản.

Ngân hàng quay lại chuyện tăng vốn

Nhiều ngân hàng tư nhân như Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (TCB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( TPB),… đã có những đợt tăng vốn đáng kể để cải thiện các chỉ tiêu an toàn vốn trong năm 2017-2018 trong khi các ngân hàng quốc doanh Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) được tăng vốn trong năm 2019.

SSI nhận định kể từ sau những đợt tăng vốn đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng tại các ngân hàng niêm yết đã vượt tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu. Đồng thời, toàn hệ thống bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn an toàn vốn nghiêm ngặt hơn theo Basel II từ 2019. Do đó, các ngân hàng cần bộ đệm vốn lớn hơn để duy trì đà tăng trưởng hiện tại, trong khi vẫn đáp ứng biên độ an toàn vốn lớn hơn trong giai đoạn đại dịch.

Nhiều đơn vị trong ngành ngân hàng, bất động sản và chứng khoán ồ ạt tăng vốn khi thị trường chứng khoán khởi sắc.

Nhiều đơn vị trong ngành ngân hàng, bất động sản và chứng khoán ồ ạt tăng vốn khi thị trường chứng khoán khởi sắc.

Năm nay, khoảng 16 ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI lên kế hoạch tăng vốn điều lệ đáng kể trong 2021. Cụ thể, vốn điều lệ tại các ngân hàng này theo kế hoạch tăng 82,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 31%, trong đó 61,8 nghìn tỷ đồng (75%) ước tính tăng qua chia tách cổ phiếu; 18,3 nghìn tỷ đồng (22%) từ phát hành riêng lẻ và/hoặc phát hành quyền mua cổ phiếu; và 2,6 nghìn tỷ đồng (3%) thông qua phát hành ESOP.

Từ năm 2020, theo SSI, Ngân hàng Nhà nước thắt chặt việc ngân hàng trả cổ tức tiền mặt. Thay vào đó, NHNN khuyến khích trả cổ tức cổ phiếu hoặc dùng nguồn lực để xử lý hết trái phiếu VAMC. Ngoại lệ duy nhất đối với việc trả cổ tức tiền mặt là đối với các ngân hàng quốc doanh (VCB, BID, CTG) do yêu cầu từ Kho bạc Nhà nước.

Mặt khác, cổ tức cổ phiếu của các ngân hàng quốc doanh trong năm 2021 được hỗ trợ bởi Nghị định 121/2020, cho phép Chính phủ bơm vốn vào các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu Nhà nước trên 50%.

Cần lưu ý rằng TCB, VPB và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) không duy trì chính sách trả cổ tức cổ phiếu kể từ 2018. Trong khi đó, tại hầu hết các ngân hàng TMCP, tỷ lệ cổ tức bằng cổ phiếu ở mức cao hơn so với quá khứ do NHNN không cho phép trả cổ tức tiền mặt trong năm 2020 và 2021. Một số ngân hàng tư nhân (HDB, MSB, LPB…) đã xử lý hết trái phiếu VAMC trong năm 2020 và có thể trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Phần lớn việc phát hành mới cổ phiếu đã nằm trong kế hoạch trước đây: VIB và VPB đã đặt kế hoạch tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ trong năm 2018-2019. Tương tự, VCB và BID lên kế hoạch bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài sau đợt tăng vốn năm 2019. LPB tổ chức phát hành riêng lẻ trong năm 2020. Tất cả các kế hoạch này đều được tái khởi động lại trong năm nay.

Bất động sản, chứng khoán tăng vốn hơn là phát hành trái phiếu

Trước khi Nghị định 81 được ban hành để điều chỉnh sức nóng về nhu cầu trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), việc phát hành TPDN là phương pháp được các công ty bất động sản ưa thích để tăng vốn trong năm 2020.

Theo nghiên cứu của SSI, giá trị phát hành TPDN năm 2020 của các công ty bất động sản là 191 nghìn tỷ đồng, chiếm hơn 40% tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong năm.

Từ đầu 2021 đến nay, giá trị phát hành mới của các công ty bất động sản đạt 53 nghìn tỷ đồng. Năm 2021, thị trường chứng khoán thuận lợi hơn đối với Top 20 cổ phiếu bất động sản dân cư lớn nhất. SSI nhận thấy có bảy công ty lên kế hoạch tăng vốn năm 2021, với số tiền dự kiến ban đầu là 18,7 nghìn tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ, phát hành quyền mua cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi và 434 tỷ đồng thông qua cổ phiếu ESOP. Trong khi đó, phần còn lại là kế hoạch tăng vốn điều lệ thông qua cổ tức cổ phiếu.

So với năm ngoái khi mức tăng vốn chưa đáng kể, đạt khoảng 2,4 nghìn tỷ đồng (chủ yếu thông qua cổ tức cổ phiếu/ cổ phiếu thưởng), việc tăng vốn trong năm 2021 kể trên sẽ hỗ trợ đáng kể cho khả năng tăng trưởng trong trung hạn của các công ty. Hiện tại, với tâm lý thị trường tích cực, đây có thể là thời điểm thuận lợi để tăng vốn cổ phần

Ngoài ra, các công ty chứng khoán cũng có kế hoạch tăng vốn. Năm công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất đang lên kế hoạch tăng vốn trong đó 6,4 nghìn tỷ đồng đến từ phát hành quyền mua cổ phiếu, phát hành riêng lẻ và/hoặc trái phiếu chuyển đổi và 813 tỷ đồng thông qua ESOP. Điều này giúp các công ty chứng khoán mở rộng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay ký quỹ với giới hạn theo luật định là hai lần vốn chủ sở hữu.

Hà Phương

Bình luận

Nổi bật

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

Gần 200 gian hàng tham gia triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 12:30

(CL&CS)- Triển lãm quốc tế ngành sữa và sản phẩm sữa lần thứ 4 tại Việt Nam - VIETNAM DAIRY 2024" quy tụ gần 200 gian hàng là các thương hiệu, sản phẩm của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.