Thứ sáu, 30/07/2021, 15:04 PM

Nếu thiếu các cơ chế sàng lọc, giám sát, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy gia công, lắp ráp

(CL&CS) - Theo các chuyên gia, diễn biến phức tạp của dịch bệnh và việc thực hiện giãn cách xã hội ở 20 tỉnh, thành phố đã ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng từ sản xuất, đến xuất khẩu, đầu tư, đời sống và tiêu dùng của người dân. Sự đứt gãy chuỗi cung đã xuất hiện. Sản xuất suy giảm trên diện rộng.

Tăng trưởng kinh tế năm 2021: kịch bản tốt nhất 5,4-6,1%, kịch bản xấu nhất 3,5-4%

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê mới công bố ngày 29/7/2021, sản xuất công nghiệp tháng Bảy của Thành phố Hồ Chí Minh giảm 19,4%; Long An giảm 14,6%; Cà Mau giảm 13,7%...  

Sản xuất công nghiệp của Bắc Giang tháng 5 giảm 26,7%; tháng 6 giảm 49,8% và tháng 7 giảm 15,3% và Bắc Ninh tháng 5 tăng 23,9%; tháng 6 giảm 8,6% và tháng 7 tăng 1,1%.

Vốn FDI mới  giảm. Xuất khẩu giảm. Cán cân thương mại tiếp tục thâm hụt.Nhiều dự báo cho rằng tác động tiêu cực sẽ còn nặng nề hơn ở tháng tới, và nhiều khả năng số liệu thống kê tháng tới sẽ không được như tháng 7. Và Triển vọng kinh tế phụ thuộc vào tiến độ tiêm vaccine và kiểm soát tốt dịch bệnh.

Khuyến nghị Chính phủ ưu tiên tiêm vaccine cho doanh nghiệp và các nhóm hộ kinh doanh.

Khuyến nghị Chính phủ ưu tiên tiêm vaccine cho doanh nghiệp và các nhóm hộ kinh doanh.

Khi thảo luận về triển vọng kinh tế những tháng tới, PGS.TS. Nguyễn Anh Thu, Phó hiệu Trường Đại học Kinh tế (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Viện Trưởng Viện nghiên cứu và chính sách VEPR cho rằng bên cạnh dịch bệnh, cần phải lưu ý tới nền kinh tế trong các bối cảnh khác để có giải pháp phù hợp.

Các bối cảnh mà nữ viện trưởng của VEPR nói đến là tác động biến đổi khí hậu, quá trình số hóa và xanh hóa nền kinh tế, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lên trên thế giới…

Viện trưởng VEPR đặc biệt lưu ý những ngành mà Việt Nam có tiềm năng và xuất khẩu nhiều như nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp,.. dễ bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt. Trong khi đó, năng lực đối phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam còn hạn chế.

Quá trình số hóa và xanh hóa nền kinh tế cũng tạo ra các thách thức trong quá trình điều chỉnh chiến lược và mô hình phát triển từ cả khía cạnh quản trị (điều chỉnh chính sách của Nhà nước, điều chỉnh chiến lược, mô hình kinh doanh của doanh nghiệp), cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực.

“Các ngành công nghiệp thâm dụng lao động chiếm tỷ trọng tương đối lớn cũng là một thách thức trong thúc đẩy chuyển đổi công nghệ số tại Việt Nam”, PGS.TS.Nguyễn Anh Thu nói.

Bên cạnh cơ hội mang lại thì FTAs tiếp tục gây ra sức ép cạnh tranh gay gắt đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Việc tiếp cận thị trường các nền kinh tế lớn trở nên khó khăn hơn vì gặp nhiều rào cản do các nước tăng cường bảo vệ thị trường trong nước, các tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm xanh, sạch và đảm bảo an toàn.

COVID đã gây nên một cú sốc lớn cả phía cung và cầu, làm-19 sụt giảm trầm trọng sản lượng toàn cầu nói chung và thương mại và đầu tư quốc tế  kéo theo sự thu hẹp trong hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam.

COVID-19 đã làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt, PGS.TS.Nguyễn Anh Thu cho rằng “nếu thiếu các cơ chế sàng lọc, giám sát, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy gia công, lắp ráp, thu hút FDI kém chất lượng khi tiếp nhận dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc và từ các nước khác nhằm tận dụng ưu đãi trong các FTA mà Việt Nam tham gia. Việt Nam cũng đứng trước nguy cơ gia tăng nhập siêu và phụ thuộc Trung Quốc về nguyên liệu, máy móc và công nghệ”. 

Viện trưởng VEPR cho rằng,  cục diện thế giới “lưỡng siêu, đa cường” được định hình rõ nét hơn. Mâu thuẫn giữa liên kết, hội nhập kinh tế với sự gia tăng xu hướng phân tách.Để giảm rủi ro đứt gãy mạng lưới sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cấu được sắp xếp lại theo hướng: Đưa sản xuất về gần thị trường hoặc về nước; Dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi Trung Quốc và (iii) chiến lược “Trung Quốc +1”. Bên cạnh đó, các nước có xu hướng tìm kiếm sự cân bằng hơn giữa liên kết kinh tế với nâng cao năng lực tự chủ.  

“Đểm quan trọng là phải tận dụng được các Hiệp định thương mại tự do FTA để tăng tiềm lực, tăng tự chủ của nền kinh tế,  tận dụng được thương mại và đầu tư để nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế”, theo Viện trưởng VEPR.

Dự báo về triển vọng kinh tế năm 2021, VEPR đã đưa ra 3 kịch bản:

Kịch bản cơ sở  và cũng là kịch bản dễ xảy ra nhất: COVID-19 được kiểm soát trong quý 3/2021, việc tiêm chủng được triên khai nhanh chóng và đạt miễn dịch cộng đồng vào Quý 2/2022, tăng trưởng GDP cả năm tăng  4,5 – 5,1%

Kịch bản thuận lợi, COVID-19 được kiểm soát ngay trong tháng 8/2021, đạt miễn dịch cộng đồng vào cuối Quý 1/2022,  mức tăng GDP từ  5,4 – 6,1%.

Kịch bản xấu nhất, COVID-19 chưa thể được kiểm soát và các hoạt động kinh tế chưa thể trở lại bình thường cho tới quý 4/2021, tiêm vaccine chậm, GDP ở mức tăng 3,5-4%.

 “Với kết quả đạt được trong nửa đầu năm, chúng tôi cho rằng quá trình phục hồi kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào: tốc độ và quy mô tiêm chủng vắc-xin; hiệu quả/phản ứng phụ của các biện pháp phòng chống bệnh dịch; và việc thực hiện các gói hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng”, PGS.TS.Nguyễn Anh Thu cho biết.

Với những diễn tiến đó, VEPR kiến nghị sớm thiết kế gói chính sách kích thích và phục hồi sản xuất kinh doanh.

VEPR và các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ ưu tiên tiêm vaccine cho doanh nghiệp và các nhóm hộ kinh doanh đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi các hạn chế và dãn cách xã hội ở khắp cả thành phố lớn và trung tâm kinh tế trọng điểm.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ). 

Hà Linh Ly Lương

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.