Thứ sáu, 19/04/2024, 11:34 AM

Nâng cao hiệu quả nuôi cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre

(CL&CS) - Được đánh giá là có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản nhưng nghề nuôi cá bông lau chưa thực sự phát triển do nguồn giống chưa được sản xuất đại trà và chủ yếu khai thác từ tự nhiên.

Ngày 19/5/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1044/QĐ-UBND cho phép triển khai thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cải tiến quy trình ương và nuôi cá Bông lau thương phẩm trong ao đất”, đề tài do Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam chủ trì thực hiện và ông Nguyễn Phước Triệu làm Chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu của đề tài nhằm xây dựng và cải tiến quy trình mô hình ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá Bông lau trong ao đất, để đa dạng hóa đối tượng giúp người nuôi tăng thêm thu nhập trên diện tích đất.

Để sản phẩm đề tài mang tính khoa học cao, sát thực tiễn, sáng ngày 05/4/2024, Sở Khoa học và Công nghệ kết hợp với Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam là đơn vị chủ trì thực hiện buổi hội thảo khoa học với chủ đề: “Góp ý Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá Bông lau trong ao đất tại Bến Tre”. Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, bà Trương Trịnh Trường Vinh chủ trì hội thảo. Chương trình có sự tham dự của các nhà khoa học, đại diện các sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Quang cảnh buổi hội thảo.

Cá bông lau là loài cá kinh tế quan trọng ở khu vực sông Mê Kông nói chung và Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng, có kích cỡ lớn có thể đạt 15 kg/con, chất lượng thịt thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, cá bông lau khai thác tự nhiên rất được ưa chuộng, giá bán dao động từ 180.000đ/kg-350.000 đ/kg tùy theo kích cỡ. Nhưng hiện nay nguồn lợi cá bông lau khai thác ngoài tự nhiên cạn kiệt nên nguồn cung ngày càng khan hiếm. Đây là đối tượng được đánh giá là có tiềm năng về nuôi trồng thủy sản nhưng nghề nuôi cá bông lau chưa thực sự phát triển do nguồn giống chưa được sản xuất đại trà và chủ yếu khai thác từ tự nhiên.

Tỉnh Bến Tre với lợi thế là nằm trên vùng hạ lưu sông Tiền (cửa Cổ Chiên, cửa Đại, cửa Hàm Luông) có nguồn lợi cá bông lau tương đối phong phú, hoạt động khai thác cá bông lau giống diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm đã cung cấp con giống cho nghề nuôi ở địa phương. Mặc dù đã được nuôi phổ biến nhưng hiệu quả sản xuất đạt được chưa cao và chưa ổn định, tỷ lệ sống giai đoạn ương giống dao động từ 10-60%, do chưa có mô hình và quy trình nuôi đối với cá bông lau nên người nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi các đối tượng khác áp dụng vào nuôi cá bông lau.

Cá bông lau.

Cá bông lau.

Vì vậy, việc nghiên cứu cải tiến quy trình ương và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại tỉnh Bến Tre là rất cần thiết, nhằm đề xuất giải pháp nâng cao tỷ lệ sống trong khâu ương và nuôi thương phẩm từ nguồn giống tự nhiên, tạo cở sở nhân rộng mô hình nuôi, góp phần đa dạng hóa các đối tượng nuôi giúp người nuôi tăng thêm thu nhập trên diện tích đất, đặc biệt là tận dụng được các ao nuôi tôm sản xuất kém hiệu quả.

Tại hội thảo, các đại biểu đã được đại diện đơn vị chủ trì báo cáo kết quả thực hiện, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề tài, những nội dung của đề tài về các vấn đề như: ảnh hưởng của mật độ ương đến sự phát triển của cá bông lau giai đoạn ương thuần dưỡng; ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sự phát triển của cá bông lau giai đoạn nuôi thương phẩm; báo cáo kết quả xây dựng Quy trình kỹ thuật ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất tại Bến Tre.

Qua nghiên cứu, nhóm thực hiện đã xây dựng được quy trình ương thuần dưỡng và nuôi thương phẩm cá bông lau trong ao đất gồm hai giai đoạn (giai đoạn ương thuần dưỡng, giai đoạn nuôi thương phẩm) và xây dựng sản phẩm OCOP 3 sao cho sản phẩm cá bông lau tươi sống (nguyên con) và sản phẩm khô cá bông lau một nắng.

Tại hội thảo hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao chất lượng nội dung nhóm nhiên cứu đã thực hiện, đã có nhiều ý kiến trao đổi, góp ý chỉnh sửa để sản phẩm của đề tài hoàn thiện tốt hơn. Kết quả bước đầu của đề tài sẽ là cơ sở khoa học những nghiên cứu tương tự trên cá bông lau, giúp sử dụng nguồn giống tự nhiên hiệu quả hơn, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi trên địa phương. Tạo tiền đề cho nghiên cứu và ứng dụng quy trình sản xuất giống nhân tạo để bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và chủ động con giống cho nghề nuôi. Bổ sung thêm đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao vào cơ cấu các đối tượng nuôi trồng thủy sản, nâng cao giá trị sản xuất thủy sản, tăng thu nhập và góp phần phát triển kinh tế của đơn vị và của hộ nuôi.

Trúc Thi

Bình luận

Nổi bật

Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2024

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:39

(CL&CS)- Hôm nay (2/5), học sinh học lớp 12 năm học 2023 - 2024 khắp cả nước chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo hình thức trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT.

Giải thưởng VinFuture 2024 hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người

Giải thưởng VinFuture 2024 hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Ở mùa giải 2024, các đề cử tiếp tục bao phủ đa dạng nhiều lĩnh vực thiết yếu như y tế và chăm sóc sức khỏe (chiếm 36,3%), năng lượng bền vững (24,6%), môi trường và biến đổi khí hậu (15,2%), ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong đa ngành (13,8%) và nông nghiệp (10,1%).

Kon Tum: Những thành quả trong công tác chuyển đổi số

Kon Tum: Những thành quả trong công tác chuyển đổi số

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:29

(CL&CS) - Tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp tạo nền móng chuyển đổi số; xây dựng chính quyền số, hình thành các đô thị thông minh; phát triển kinh tế số, xã hội số; hợp tác, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số và đảm bảo nguồn lực cho chuyển đổi số.