Thứ tư, 19/06/2024, 08:24 AM

Nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP

(CL&CS) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sự sáng tạo và năng động của các địa phương để tạo ra các dòng sản phẩm chất lượng và giúp quảng bá sản phẩm được rộng hơn.

Sau gần 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), số sản phẩm tham gia và được công nhận sản phẩm OCOP tại Việt Nam ngày càng nhiều, phong phú về chủng loại, mẫu mã, kiểu dáng… Ngày càng có nhiều sản phẩm tốt với chất lượng cải thiện, thân thiện với môi trường, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có chỉ dẫn địa lý gắn với địa danh xuất xứ sản phẩm và chủ thể sản xuất, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và thuận tiện cho cơ quan quản lý trong việc theo dõi, kiểm tra, giám sát sản phẩm.

Nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, tiếp cận thị trường xuất khẩu hướng đến cả những thị trường khó tính, có giá trị cao. Đã và đang hình thành nhiều vùng du lịch OCOP cùng với phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa góp phần phục vụ phát triển du lịch của các địa phương, như: ẩm thực, chữa bệnh, làm đẹp, hàng tiêu dùng, quà lưu niệm… Sản phẩm OCOP cũng đã bước đầu khơi dậy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, vùng nguyên liệu và lao động địa phương, đặc biệt là dịch vụ du lịch nông thôn.

Quảng Bình hiện có 168 sản phẩm OCOP được công nhận còn thời hạn với 107 chủ thể kinh tế. Tổng số sản phẩm OCOP của tỉnh đứng thứ 4/6 tỉnh Bắc Trung bộ, với một số sản phẩm nổi bật, như: Khoai gieo, nước mắm, hải sản khô, các sản phẩm từ dược liệu, sản phẩm nông sản...

Đây là những kết quả tích cực, thể hiện sự sáng tạo và năng động của các địa phương để tạo ra những dòng sản phẩm OCOP, là niềm tự hào của người sản xuất trong toàn tỉnh và các sản phẩm OCOP Quảng Bình đang trên hành trình chinh phục du khách trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP.

Nâng cao chất lượng cho các sản phẩm OCOP.

Ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định, để đạt được mục tiêu đề ra trong phát triển du lịch, Quảng Bình đã và đang phát triển du lịch với phương châm "Liên kết chặt chẽ-phối hợp nhịp nhàng-hợp tác sâu rộng-bao trùm toàn diện-hiệu quả bền vững".

Hiện nay, Quảng Bình đã cho ra mắt loạt sản phẩm du lịch mới nhằm mang đến trải nghiệm tốt nhất cho du khách, đồng thời bảo đảm tôn trọng các tiêu chí về bền vững, thích nghi và phù hợp với xu thế của đổi mới điểm đến du lịch hiện nay. Khơi dậy sự sáng tạo của người dân để có nhiều sản phẩm thế mạnh của địa phương tham gia OCOP, đồng thời có chính sách cụ thể hỗ trợ sản phẩm chưa đạt chuẩn OCOP, qua đó phát huy lợi thế về cảnh quan, văn hóa và tính cộng đồng của từng địa phương.

Theo ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Viện Du lịch và Phát triển châu Á cho biết: “Việc phát huy được giá trị lợi thế đặc sản của địa phương, phát huy các giá trị văn hóa bản địa là hết sức quan trọng. Để sản phẩm OCOP bán với giá cao bên cạnh vấn đề chất lượng thì người tiêu dùng còn quan tâm tới câu chuyện sản phẩm và giá trị văn hóa trong đó.

Việc giữ vững được chất lượng sản phẩm OCOP thì vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thường xuyên kiểm tra, thanh tra là rất quan trọng. Các đơn vị tăng cường tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ, giám sát quá trình sản xuất của các cơ sở, các chủ thể. Có như vậy mới cùng họ giữ vững được chất lượng sản phẩm OCOP đã được gắn sao”.

Ông Trần Quốc Tuấn – Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Bình chia sẻ, đối với mỗi chủ thể kinh tế, việc xây dựng, phát triển và được công nhận hạng sao OCOP là cả một quá trình. Do đó, khi được công nhận hạng sao OCOP các chủ thể không nên có tư tưởng thỏa mãn, dừng lại, mà cần tiếp tục nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến, chế biến sâu để gia tăng giá trị, chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh đó là nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm mới, phù hợp với thị trường. Như vậy. mới duy trì và củng cố sản phẩm OCOP được công nhận, đồng thời làm cơ sở để nâng cấp, hướng đến hạng sao cao hơn.

Mặt khác, chúng ta cần có những giải pháp để tiếp cận thị trường, lắng nghe tiếng nói thị trường, tín hiệu thị trường, từ đó các chủ thể sẽ có sự điều chỉnh về mẫu mã, chất lượng sản phẩm phù hợp. Sản phẩm không hề đứng yên, do đó những người tạo ra sản phẩm OCOP phải luôn nâng cấp, cải tiến sản phẩm hiện có.

Ngoài ra, theo một số chuyên gia, ngoài những thuận lợi mà các sản phẩm OCOP có được, thì thời gian tới vẫn còn nhiều thách thức đối với những nhà sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

Theo đó, phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp luôn còn nhiều khó khăn, trước tiên phải kể đến thu nhập của người dân còn thấp và tư duy sản xuất chưa cao, khiến việc nâng cao nhận thức cho cộng đồng về giá trị của sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao gặp không ít khó khăn. Qua đó, dẫn đến có sự thay đổi đáng kể về tập quán canh tác, nhưng vẫn rất chậm chạp.

Bên cạnh đó, thiếu những chính sách hỗ trợ kịp thời sẽ khiến cho việc sản xuất và đầu tư, tìm kiếm nguồn vốn gặp khó khăn. Quỹ đất chưa đủ lớn để tạo nên những vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, xây dựng nhà xưởng.

Thiếu hạ tầng kết nối, hạ tầng thông tin trong nông nghiệp nông thôn, do đó chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến kinh doanh sản phẩm phẩm từ nông nghiệp. Tổ chức quảng bá, truyền thông sản phẩm chưa được tổ chức bài bản, quy mô, rộng khắp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại tại các hội chợ trong và ngoài nước để tìm kiếm thị trường còn gặp nhiều khó khăn và chưa thật sự hấp dẫn đối với doanh nghiệp, dẫn đến sản phẩm nông nghiệp của chúng ta chưa tìm được thị trường ổn định và bền vững.

Theo các chuyên gia, nếu giải quyết được các bài toán khó nói trên, việc phát triển sản phẩm OCOP để đến rộng rãi tới tay người tiêu dùng sẽ không còn xa.

Quảng Bình đang đẩy mạnh thực hiện chương trình OCOP, trong đó ưu tiên các sản phẩm chủ lực đạt tiêu chuẩn 4 sao, 5 sao nhằm mang lại lợi thế cạnh tranh theo đề án OCOP gắn với phát triển du lịch, nâng cao giá trị sản phẩm. Đặc biệt, trong năm 2024 và những năm tiếp theo, Quảng Bình sẽ định hướng một vài sản phẩm cụ thể để hỗ trợ nâng tầm trở thành sản phẩm nổi bật, thương hiệu của tỉnh; đồng thời, áp dụng hiệu quả việc chuyển đổi số vào các sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị và giúp quảng bá sản phẩm được rộng hơn. Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung-cầu sản phẩm OCOP.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

Chính sách hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 21:34

(CL&CS) - Nhiều Chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Nghị định số 113/2024/NĐ-CP của Chính phủ.

Sơn La: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất cho năng suất cao

Sơn La: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất cho năng suất cao

sự kiện🞄Thứ năm, 19/09/2024, 07:19

(CL&CS) - Hiện nay, tỉnh Sơn La đang hướng tới mục tiêu đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Với việc tư vấn học nghề cho người lao động và việc làm với các hoạt động tuyên truyền xây dựng nông thôn mới, công tác giảm nghèo, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, cho hiệu quả và năng suất cao hơn.

Thúc đẩy đầu tư phát triển hiệu quả, bền vững, giống cây trồng chất lượng cao

Thúc đẩy đầu tư phát triển hiệu quả, bền vững, giống cây trồng chất lượng cao

sự kiện🞄Thứ tư, 18/09/2024, 13:53

(CL&CS) - Đồng Nai có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng... để phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới xuất khẩu. Trong đó tập trung phát triển nguồn giống chất lượng cao là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng suất, chất lượng của cây trồng, xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao là định hướng phát triển lâu dài và hiệu quả.