Dữ liệu cũ
Thứ năm, 31/05/2018, 13:57 PM

Năm học mới 2018-2019: Hà Nội tăng học phí cao nhất không quá 150.000 đồng/ tháng

(NTD) - Khẳng định nêu trên của lãnh đạo Sở GD&ĐT Tp.Hà Nội tại buổi họp thông tin báo chí Thành ủy Hà Nội ngày 29/5/2018, về một số vấn đề “nóng” được dư luận và các bậc phụ huynh quan tâm: thi, xét tuyển các cấp; tăng học phí; bạo lực học đường, an toàn vệ sinh thực phẩm học đường...

  Về mức tăng học phí trong năm học mới 2018-2019, ông Nguyễn Viết Cẩn, Trưởng phòng Kế hoạch tài chính, Sở GD & ĐT Hà Nội cho biết, Sở GD & ĐT và Sở Tài chính Hà Nội đã có tờ trình báo cáo TP Hà Nội về tăng học phí. Việc thực hiện tăng học phí sẽ dựa trên các nguyên tắc: phải phù hợp đời sống và thu nhập của người dân trên địa bàn (hiện mức học phí đề nghị tăng 2%); việc thực hiện tăng sẽ theo lộ trình đến năm 2021 phải đảm bảo mức phí đạt mức trần của Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu quản lý học phí cơ sở giáo dục quốc dân. Theo đó, mức tăng dự kiến sẽ là 155.000 đ/tháng đối với học sinh thành thị, 75.000 đ/tháng đối với học sinh nông thôn và 19.000 đ/tháng đối với học sinh miền núi. Khi áp dụng việc tăng học phí, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ mở rộng các đối tượng chính sách được giảm, miễn giảm.

Tăng học phí (1)

Lãnh đạo Sở GĐ&ĐT Hà Nội ngồi ghế "nóng" gần 3 giờ trả lời nhiều câu hỏi phóng viên đặt ra. Ảnh: Đức Nguyễn.

Về câu hỏi, tiền học phí sau khi được tăng dùng để làm gì? Ông Nguyễn Viết Cẩn cho biết, tiền học phí sau khi thu, các trường chỉ giữ lại 40% dùng cho việc cải cách tiền lương, 60% nộp vào ngân sách thành phố. Số tiền ngân sách này sau đó cũng được đầu tư trở lại cho ngành giáo dục.

“Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, rà soát và thấy rằng, học phí hiện nay đối với học sinh ở Hà Nội so với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và một số tỉnh lân cận không phải cao. Vì thế, việc đề xuất tăng học phí lên 2% là hợp lý, có thể bảo đảm không ảnh hưởng đến đời sống và mức thu nhập của người dân hiện nay”, ông Cẩn khẳng định.

Dự kiến vào đầu tháng 7/2018, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ trình HĐND Tp.Hà Nội thông qua mức tăng học phí.

Việc tuyển sinh đầu cấp năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ áp dụng hình thức gì? Đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, hiện vẫn hướng dẫn các trường thực hiện phương thức xét tuyển học bạ học sinh. Phương thức xét tuyển ở các cấp mầm non, tiểu học và THCS từ nhiều năm nay vẫn duy trì, chưa có gì thay đổi. Tuy nhiên, thực hiện Quy chế sửa đổi bổ sung của Bộ GD&ĐT về tuyển sinh THCS, THPT, năm nay, các trường THCS có số học sinh dự tuyển nhiều hơn so với chỉ tiêu, có thể lựa chọn một trong hai phương thức: Xét tuyển học bạ, hoặc kết hợp xét tuyển học bạ với kiểm tra đánh giá năng lực học sinh. Sở GD&ĐT Hà Nội đã hướng dẫn phòng giáo dục, các trường chủ động xây dựng kế hoạch tuyển sinh, trong đó có phương thức tuyển sinh công bố vào ngày 31/5/2018. 

  Về vấn đề  số lượng học sinh thi vào lớp 10 tăng đột biến, gây áp lực căng thẳng cho các bậc phụ huynh và công tác tổ chức tuyển sinh, đại diện Phòng Quản lý thi và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT hà Nội thừa nhận, số học sinh thi THPT năm nay gần 109 nghìn em, tăng hơn 22.000 học sinh so với năm ngoái, đã gây không ít tâm lý lo lắng cho phụ huynh học sinh. Để đáp ứng chỗ học cho học sinh THPT, Hà Nội đã thành lập mới 7 trường THPT, đầu tư 92 tỷ đồng để cải tạo trường THPT xuống cấp, cơ bản đáp ứng chỗ học cho học sinh THPT. 

Ngoài ra, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, một trong những điểm mới của công tác tuyển sinh năm nay: cho phép các trường THPT ngoài công lập và trường THPT công lập tự chủ tài chính được thực hiện tuyển sinh bằng cách xét tuyển học bạ. Vì vậy, những học sinh chỉ có nhu cầu học trường ngoài công lập, hoặc trường công lập tự chủ tài chính, không cần tham gia tuyển sinh vào lớp 10. Đến nay, số học sinh đăng ký thi tới 94.499 em, giảm gần 10.000 học sinh, giảm áp lực đáng kể cho học sinh tuyển sinh vào lớp 10 THPT. Chưa kể, Hà Nội có 712 cơ sở các trường THCS, THPT công lập đủ tiêu chuẩn làm điểm thi, nhưng mới chỉ sử dụng đến 185 điểm, vì thế Sở GD&ĐT Hà Nội cam đoan không có áp lực tổ chức thi THPT như nhiều phụ huynh lo lắng.

Đức Nguyễn 

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.