Văn hóa và Đời sống
Thứ hai, 13/05/2024, 21:10 PM

Vị Chúa Trịnh đầu tiên và quyền lực nhất lịch sử: Được ví như Tào Tháo của Việt Nam, là người khai mở cơ đồ 200 năm của họ Trịnh

Mặc dù là đời thứ 2 của họ Trịnh nắm binh quyền "phù Lê" nhưng ông mới là người đầu tiên được phong vương, lập phủ chúa.

Chúa Trịnh đầu tiên trong sử Việt 

Chúa Trịnh Tùng sinh năm 1550 tại Thanh Hóa, là con trai thứ của Trịnh Kiểm, người khởi đầu sự nghiệp kiểm soát quyền lực trong thời kỳ Lê trung hưng (từ thế kỷ XVI đến XVIII) cho gia tộc Trịnh.

Theo “Đại Việt sử ký toàn thư”, từ mùa đông năm 1569, Trịnh Kiểm già yếu, có biểu xin trí sĩ, Lê Anh Tông có chiếu cho con trưởng là Tuấn Đức hầu Trịnh Cối giữ binh quyền. Ngày 24/3/1570, Trịnh Kiểm qua đời sau một thời gian bệnh nặng, nhà vua đã lệnh Trịnh Cối tiếp quản quyền lực, lãnh đạo quân đội.

Tuy nhiên, Trịnh Cối lại “buông thả mình trong tửu sắc, ngày càng rông rỡ kiêu ngạo, không thương gì đến quân lính” nên quan quân ép Trịnh Tùng dấy binh lật đổ anh trai, đoạt lấy binh quyền Nam triều.

Cùng năm 1570, Trịnh Tùng được vua Lê Anh Tông sắc phong làm Trưởng quận công, tiết chế các dinh thủy bộ, cầm quân đánh giặc. Tuy nhiên, đến năm 1573, ông lật đổ vua Lê Anh Tông và đưa vua nhỏ Lê Thế Tông lên làm vua bù nhìn, bản thân nắm hết quân quốc đại sự.

Ông sau đó được thăng làm Tả tướng, Thái úy,... và đỉnh cao là chức Thượng phụ, Bình An Vương, "mọi công việc nhà nước đều được tự xử quyết trước rồi sau mới tâu vua". Với việc phong vương đó, Trịnh Tùng trở thành chúa đầu tiên của dòng họ, mở đầu thời kỳ có một không hai trong lịch sử phong kiến dân tộc là đất nước vừa có vua lại có chúa.

Chúa Trịnh Tùng sinh năm 1550 tại Thanh Hóa, là con trai thứ của Trịnh Kiểm. Ảnh: VTC News

Chúa Trịnh Tùng sinh năm 1550 tại Thanh Hóa, là con trai thứ của Trịnh Kiểm. Ảnh: VTC News

Mùa xuân năm 1593, sau khi chiếm được Thăng Long, Trịnh Tùng cho khôi phục lại kinh thành bị tàn phá, xây dựng cung điện, lập hành cung ở phía tây nam thành Thăng Long, công việc gấp rút ngày đêm, độ một tháng thì xong. Rồi Trịnh Tùng sai các đại thần và các quan văn võ sắm bày cờ xí, chỉnh đốn binh tượng để chuẩn bị đón thánh giá và thân đem các quan đến Thanh Oai đón rước, vua tôi cùng về kinh.

Mặc dù là đời thứ 2 của họ Trịnh nắm binh quyền

Mặc dù là đời thứ 2 của họ Trịnh nắm binh quyền "phù Lê" nhưng Trịnh Tùng mới là người đầu tiên được phong vương, lập phủ chúa. Ảnh: Internet

Mặc dù là đời thứ 2 của họ Trịnh nắm binh quyền "phù Lê" nhưng Trịnh Tùng mới là người đầu tiên được phong vương, lập phủ chúa và khai mở cơ đồ 200 năm của họ Trịnh trong lịch sử.

"Tào Tháo của Việt Nam"

Mùa hạ năm 1619, Lê Kính Tông thấy Trịnh Tùng quá chuyên quyền nên không chịu được. Biết con thứ của Trịnh Tùng là Trịnh Xuân tranh ngôi với Trịnh Tráng, nên nhà vua bàn mưu với Xuân giết chúa, rồi quyền bính sau này sẽ trao cho Trịnh Xuân.

Sau đó, Trịnh Xuân nghe tin Trịnh Tùng sẽ ra bến Đông Hà xem đua thuyền, bèn sai thuộc hạ là Văn Đốc đặt địa lôi và phục súng ở cạnh ngã ba đường .Mỗi khi xuất phủ, chúa Trịnh Tùng thường cưỡi voi. Hôm ấy cũng vậy, chúa cưỡi voi đi xem xét việc xây dựng cung điện đang tiến hành. Xong việc trở về, Chúa bỗng thấy trong lòng không yên, liền cho voi ngựa và thị vệ đi trước, còn mình ngồi kiệu đi sau. 

Chân dung Trịnh Tùng. Ảnh: Dân Việt

Chân dung Trịnh Tùng. Ảnh: Dân Việt

Đến chỗ ngã ba, chợt có tiếng súng nổ, bắn gãy cây lọng trên lưng voi. Ngựa, voi và mọi người đều nhớn nhác. Qua phút hoảng loạn ban đầu, Chúa sai người truy tìm, thì bắt được Văn Đốc cùng đồ đảng. Đem về phủ tra hỏi, Đốc khai là nhà vua và Trịnh Xuân sai làm.

Ngày 12 tháng Năm năm Kỷ Mùi (1619), chúa Trịnh Tùng ngự ra phủ đường, tập hợp bách quan. Chúa cho mời vua Lê Kính Tông vào, khóc mà nói: "Thời kì họ Mạc, nhà vua đã không còn thiên hạ. Cha tôi thân khởi nghĩa binh, đón tiên đế từ trong hang núi trở về, sáng lập triều đình. Tôi tôn phò ba triều, thân trải trăm trận đánh, thu phục giang sơn, tổn phí bao tâm lực, tuổi đã 70. Nay nhà vua nghe đứa con phản nghịch, nhẫn tâm làm việc này".

Các triều thần văn võ ai cũng phẫn uất, nói: "Vua vô đạo thì phải phế". Vậy là, vua Lê Kính Tông, khi đó mới 32 tuổi, buộc phải chịu hình phạt.

Tranh vẽ vua Lê Kính Tông. Ảnh: Internet

Tranh vẽ vua Lê Kính Tông. Ảnh: Internet

Đó là những gì được viết trong “Đại Việt sử kí toàn thư”, cũng là một nét chân dung khá điển hình của chúa Trịnh Tùng, người được ví là "Tào Tháo của Việt Nam". Điều thú vị là lời ví này không phải do người Việt đặt, mà bắt đầu từ một người nước ngoài – nhà Việt Nam học người Nga, Tiến sĩ sử học VladimirIvanovitch Antoshchenko. 

*Tham khảo: Dân Việt, VTC News 

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Ngôi làng ẩn trong sương duy nhất Việt Nam được chọn làm bối cảnh chính của phim điện ảnh trăm tỷ

Ngôi làng ẩn trong sương duy nhất Việt Nam được chọn làm bối cảnh chính của phim điện ảnh trăm tỷ

sự kiện🞄Thứ năm, 20/06/2024, 20:29

Con đường dẫn đến làng được ví như cầu nối giữa “hoa và biển”.

Ngôi làng hẻo lánh nằm giữa công viên quốc gia và vịnh hẹp lớn nhất thế giới

Ngôi làng hẻo lánh nằm giữa công viên quốc gia và vịnh hẹp lớn nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ năm, 20/06/2024, 20:28

Cuộc sống tại Ittoqqortoormiit diễn ra theo nhịp điệu riêng biệt.

Nữ nhà báo xuất sắc của Việt Nam, chủ cơ sở xuất bản vì nữ quyền đầu tiên ở Nam Kỳ

Nữ nhà báo xuất sắc của Việt Nam, chủ cơ sở xuất bản vì nữ quyền đầu tiên ở Nam Kỳ

sự kiện🞄Thứ năm, 20/06/2024, 20:27

Tồn tại chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm, nhưng cơ sở xuất bản của bà đã tập hợp được một số tác giả tiến bộ và đã xuất bản nhiều tác phẩm có giá trị.