Văn hóa và Đời sống
Thứ ba, 14/05/2024, 10:38 AM

Chọn lương 7 triệu ở quê hay 10 triệu ở thành phố: Người trẻ đau đầu chọn lựa làm người giàu ở quê hay người nghèo ở phố

Ở quê, đồ ăn rẻ lắm, rau sẵn ngoài vườn, gà lợn sẵn trong nhà, lúa gạo tự trồng ngoài đồng nên chi phí ăn uống rẻ hơn nhiều so với ở thành phố.

Với những người trẻ chọn cách "bỏ quê lên phố", ai cũng mong muốn được đổi đời, có cuộc sống tốt hơn ở quê. Thế nhưng, 10 triệu đồng/tháng là mức lương phổ biến với những người trẻ mới ra trường. Số tiền này không hề cao so với mức sống ở thành phố, chính vì thế không ít bạn trẻ khó khăn trong việc chi tiêu cho cuộc sống ở thành phố với đủ thứ chi phí như tiền nhà, tiền điện, tiền nước, tiền xăng xe, tiền ăn...

Mức sống ở thành phố cao so với thu nhập khiến nhiều người thừa nhận không dám đua đòi những thú vui xa xỉ. Ảnh minh họa.

Mức sống ở thành phố cao so với thu nhập khiến nhiều người thừa nhận không dám đua đòi những thú vui xa xỉ. Ảnh minh họa.

Thế nhưng, ở quê, mức lương phổ biến là 7 triệu đồng/tháng. Có thể số tiền này không phải cao nhưng ở quê lại có thể thoải mái sống dư dả. Bởi lẽ, ở quê tiện lợi nhiều thứ, giá cả rẻ, mức sống không cao bằng thành phố.

Dù là thế, không ít bạn trẻ bày tỏ sự phân vân khi được hỏi về việc bỏ phố về quê. Cuộc sống ở thành phố tuy mức sống cao, chi phí cao nhưng tiện lợi, hiện đại, tiện nghi. Trong khi đó, ở quê lại không có những tiện nghi nhiều như ở phố. Vì thế, nhiều người vẫn lựa chọn bám trụ lại thành phố thay vì về quê.

Chật vật sống ở thành phố

Phương (25 tuổi), quê ở Thái Bình, hiện đang là nhân viên văn phòng ở Hà Nội với mức lương 10-11 triệu đồng/tháng.

Phương cho biết với mức lương này chỉ đủ để cô "sống ổn" ở thành phố chứ không thể nói là sống tốt. Khi kể ra ở quê mọi người đều cho rằng lương như thế là cao nhưng mọi người không hề biết rằng đó là mức thu nhập thấp.

Ở thành phố rau củ đắt đỏ. Ảnh minh họa.

Ở thành phố rau củ đắt đỏ. Ảnh minh họa.

10-11 triệu đồng này, Phương chi cho các khoản như: 2 triệu tiền nhà, 1 triệu tiền điện nước, 1 triệu tiền xăng xe, 3 triệu tiền ăn, 1 triệu mua mỹ phẩm, 1 triệu tiền quần áo. Thức ăn, rau quả, thịt cá... ở thành phố đều đắt hơn ở quê có khi đến gấp 2, gấp 3. Thế nhưng, không mua thì không có ăn.

Tháng nào cũng có phát sinh đám cưới, sinh nhật... thì không thể nào đủ đẻ chi tiêu. Chưa kể còn phải để ra một khoản tiết tiệm phòng ngừa lúc ốm đau, bệnh tật, hỏng xe.

Đi làm không dư được tiền, cũng chẳng có tiền gửi về cho bố mẹ ở quê khiến Phương vô cùng áy náy. "Mình mới đi làm, lương không cao nên bố mẹ cũng không kỳ vọng con cái phải gửi tiền về biếu. Thế nhưng, bản thân mình cũng mong muốn có thể tặng bố mẹ món quà gì đó hoặc phong bao lì xì nhỏ vì ở quê cũng không dư dả tiền. Nhưng với thu nhập này thật sự quá khó khăn”, Phương tâm sự.

Khi hỏi đến chuyện mua nhà, ổn định cuộc sống ở thành phố, Phương cười buồn: "10 triệu chi tiêu cho mức sống bình thường còn eo hẹp, không dám mơ đến quần áo, mỹ phẩm xa xỉ chứ đừng nói đến mua nhà".

Cô nàng cũng tâm sự thêm rằng với mức thu nhập này sống một mình sẽ ổn nhưng nếu có gia đình, con cái sẽ khá chật vật. Vì thế, bản thân cô chưa nghĩ đến chuyện mua nhà. Đặc biệt là khi mà giá chung cư đang ở mức "cao chót vót".

"Mình đọc báo và trên mạng xã hội thấy người ta bàn tán về chuyện chung cư giá cao, tăng giá. Căn chung cư có gần 60m2 đã giá hơn 2 tỷ đồng, nếu vẫn với mức lương này chắc cả đời mình cũng không mua được nhà.

Mục tiêu của mình là kiếm được 40-50 triệu đồng/tháng để tích góp tiền mua nhà, hoặc chuyển về vùng ngoại ô sinh sống. Tuy nhiên, mình nghĩ dù kiếm được bao nhiêu thì quan trọng vẫn cần học cách tiết kiệm, không đòi hỏi quá xa vời để tránh âm tiền, không có cả tiền phòng thân", cô nói.

Sống dư dả, thoải mái ở quê

Hồ Hoa (26 tuổi), quê ở Nghệ An. Sau khi ra trường, Hoa có xin việc ở Hà Nội, làm thu ngân ở một khách sạn nhỏ với mức lương 7-9 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên sau 1 năm làm việc, thấy mức sống quá cao so với thu nhập, cô quyết định về quê làm việc tại một shop thời trang với mức lương 7 triệu đồng/tháng.

Ở quê lại sẵn rau củ ngoài vườn, lúa tự trồng... nên mức chi tiêu thấp. Ảnh minh họa.

Ở quê lại sẵn rau củ ngoài vườn, lúa tự trồng... nên mức chi tiêu thấp. Ảnh minh họa.

"Mình ở quê, đi làm sáng đi tối về bằng xe máy. Tiền ăn trưa thì có ngày mình mang cơm đi, có ngày đi ăn với đồng nghiệp nhưng do ở quê nên chi phí rẻ. Chưa kể vì ở quê nên mình ở cùng bố mẹ, không mất tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước... Hàng tháng mình biếu bố mẹ một ít tiền để bố mẹ chi tiêu thêm trong nhà, còn lại mình dùng cho cá nhân như 500 nghìn tiền xăng xe, 500 nghìn tiền ăn trưa, khoảng 1 triệu mỹ phẩm, quần áo, 1 triệu tiền phát sinh. Tính ra mỗi tháng mình để tiết kiệm được 3 triệu đồng", cô bày tỏ.

Ở quê, đồ ăn rẻ lắm, rau sẵn ngoài vườn, gà lợn sẵn trong nhà, lúa gạo tự trồng ngoài đồng nên chi phí ăn uống rất rẻ. Vì thế, với mức lương này, Hoa thoải mái chi tiêu, cuộc sống dư dả, tự do.

“Mình thấy quyết định về quê làm việc là đúng đắn. Không khí trong lành, không gian thoáng đãng, thoải mái lắm. Hồi trước ở Hà Nội mình chi tiêu tính toán lắm cũng không đủ nhưng giờ về quê thì tốt rồi”, Hoa tâm sự.

Linh Chi

Bình luận

Nổi bật

Khách 'tố' nhân viên nhà hàng nổi tiếng tự ý gỡ mã bảo mật ở thẻ VISA khi thanh toán, nguy cơ làm tiền 'bốc hơi'

Khách 'tố' nhân viên nhà hàng nổi tiếng tự ý gỡ mã bảo mật ở thẻ VISA khi thanh toán, nguy cơ làm tiền 'bốc hơi'

sự kiện🞄Thứ tư, 26/06/2024, 16:11

Mới đây, thông tin về việc nhân viên nhà hàng tự gỡ mã bảo mật ở thẻ VISA của khách hàng đang gây xôn xao.

Cầu bộ hành đầu tiên ở Hà Nội sở hữu đường hầm 'thủy cung trên cạn'

Cầu bộ hành đầu tiên ở Hà Nội sở hữu đường hầm 'thủy cung trên cạn'

sự kiện🞄Thứ tư, 26/06/2024, 16:09

Sau khi "tân trang", cây cầu không chỉ là nơi đảm bảo an toàn cho người dân tham gia giao thông mà còn là điểm check-in, tham quan của nhiều lứa tuổi.

Ngôi trường 'hoàng gia' 96% sinh viên ra trường đều có việc làm: Nơi Quán quân Olympia đầu tiên không đi du học Úc theo học, vừa tuyển một Á hậu là giảng viên

Ngôi trường 'hoàng gia' 96% sinh viên ra trường đều có việc làm: Nơi Quán quân Olympia đầu tiên không đi du học Úc theo học, vừa tuyển một Á hậu là giảng viên

sự kiện🞄Thứ tư, 26/06/2024, 16:08

Sinh viên trường vẫn truyền tai nhau: “Trượt 1 môn là mất 1 xe vision, trượt 3 môn là bay 1 chiếc SH”.