Minh bạch mã vùng trồng và đóng gói nông sản xuất khẩu
(CL&CS) - Trong những năm qua, ngành nông nghiệp đã cấp mã số vùng trồng đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế và tăng kim ngạch xuất khẩu.
Ngày 28/3/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Chỉ thị 1838/CT-BNN-BVTV về tăng cường công tác quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu.

Tăng cường quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói nông sản xuất khẩu.
Việc thiết lập và cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản là yêu cầu bắt buộc của các thị trường và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo tuân thủ quy định của nước nhập khẩu về kiểm dịch thực vật (KDTV), an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.
Mặc dù vậy, còn nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác này. Tỷ lệ diện tích trồng trọt được cấp mã số vùng trồng chưa cao, mới chỉ tập trung ở một số cây ăn quả chủ lực. Bên cạnh đó, công tác giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói sau khi được cấp mã số tại một số địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đảm bảo duy trì đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của nước nhập khẩu.
Tình trạng mạo danh mã số và vi phạm quy định về KDTV, an toàn thực phẩm hay phòng chống Covid-19 của vùng trồng và cơ sở đóng gói vẫn còn tồn tại khiến nước nhập khẩu phải cảnh báo hoặc tạm dừng nhập khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Bảo vệ thực vật phải thực hiện 6 nhiệm vụ được giao đó là:
Một là, hoàn thiện xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia; cập nhật tài liệu hướng dẫn về thiết lập và quản lý vùng trồng, cơ sở đóng gói để tập huấn cho các tổ chức, cá nhân liên quan.
Hai là, chủ động đàm phán với cơ quan kỹ thuật của nước xuất khẩu để mở cửa thị trường, tăng số lượng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói được phép xuất khẩu; giải quyết các rào cản kỹ thuật để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Ba là, chủ trì, phối hợp địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo đáp ứng các quy định kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm.
Bốn là, xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho từng đối tượng áp dụng (người nông dân, doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật địa phương...) về các quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm theo chuỗi, từ sản xuất đến xuất khẩu trên từng loại sản phẩm trồng trọt; đảm bảo nguyên tắc dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ áp dụng.
Năm là, tăng cường áp dụng công nghệ thông tin để quản lý cơ sở dữ liệu về vùng trồng, cơ sở đóng gói đảm bảo sử dụng dữ liệu hiệu quả và truy xuất nguồn gốc nhanh chóng, minh bạch.
Sáu là, phối hợp và hỗ trợ xây dựng kế hoạch phát triển vùng trồng, cơ sở đóng gói trên cơ sở thực tế, đặc thù và nhu cầu của từng địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng giao cho các Cục, Vụ liên quan phối hợp Cục Bảo vệ thực vật trong công tác tuyên truyền, triển khai thiết lập, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói.
Với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Văn phòng Điều phối Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, Bộ Nông nghiệp chỉ đạo phải nghiên cứu, đề xuất đưa các chỉ tiêu về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói vào Chương trình Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bên cạnh đó, tại các địa phương, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng Nông nghiệp cấp huyện tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trên địa bàn; bố trí cán bộ đầu mối thông tin.
Chỉ thị cũng đề nghị các hiệp hội ngành hàng tăng cường tuyên truyền cho hội viên về mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của nước xuất khẩu; phối hợp Cục Bảo vệ thực vật và cơ quan địa phương trong việc phát triển mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu.
Văn Trì
- ▪Hội nghị cho ý kiến các dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (Khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
- ▪Thừa Thiên - Huế: Tháo dỡ “biệt phủ” trái phép trên đất nông nghiệp
- ▪Đà Nẵng cảnh báo chuyển đất nông nghiệp sang đất ở sẽ 'tiền mất, tật mang'
- ▪Hà Nội xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
Bình luận
Nổi bật
Cà Phê Ông Bầu ra mắt bộ sưu tập thức uống mới
sự kiện🞄Thứ hai, 23/06/2025, 15:57
(CL&CS)- Bước vào mùa hè rực rỡ, Cà Phê Ông Bầu chính thức ra mắt bộ sưu tập thức uống mới, mang đến trải nghiệm tươi mát và đầy cảm hứng cho người yêu thích sự mới lạ.
Hà Tĩnh: Siết chặt thị trường, bảo vệ người tiêu dùng trước vấn nạn hàng lậu, hàng giả
sự kiện🞄Thứ hai, 23/06/2025, 12:07
(CL&CS) - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh về đẩy mạnh cao điểm phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, Đội QLTT số 2, Chi cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên địa bàn phụ trách.
Làng nghề - “mắt xích” cho công nghiệp văn hóa
sự kiện🞄Thứ năm, 19/06/2025, 07:24
(CL&CS) - Dưới tác động của toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức, việc khai thác tiềm năng của các làng nghề trong lĩnh vực du lịch không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống mà còn tạo động lực phát triển cho công nghiệp văn hóa - một ngành kinh tế mũi nhọn theo chiến lược phát triển của Thủ đô.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.