Văn hóa và Đời sống
Thứ năm, 16/11/2023, 14:37 PM

Loại hải sản dễ bị nhiễm ký sinh trùng và kim loại nặng nhưng nhiều người Việt không biết mà vẫn ăn thường xuyên

Hải sản là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng việc tiêu thụ không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hải sản là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng, ví dụ như axit béo trong cá có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ, góp phần làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Đồng thời cung cấp khoáng chất và vitamin cần thiết.

Tuy nhiên, hải sản rất dễ bị nhiễm kim loại nặng do nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Các bộ phận của chúng hấp thụ nhiều kim loại nặng nhất là mang, bề mặt cơ thể, ruột, cơ và gan. Đầu tôm, đầu cá cũng là một trong những bộ phận chứa nhiều kim loại nặng nhất.

COVER

Có rất nhiều loại kim loại nặng như thủy ngân, asen có khả năng làm tê liệt hệ thần kinh, dẫn đến tê đầu ngón tay, chân, hoa mắt, đau cơ khớp, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, phụ nữ có thai nếu bị nhiễm độc thủy ngân, asen có thể gây sảy thai, ngộ độc, tổn thương đến thai nhi. Còn với các kim loại khác như chì, cadimi, niken, crom nếu thông qua đường ăn uống hấp thụ lượng lớn vào cơ thể con người cũng dẫn đến ung thư, tử vong và những tác hại khôn lường khác.

Có 3 loại hải sản dưới đây được các chuyên gia sức khỏe và ngư dân có kinh nghiệm lâu năm khuyên không nên ăn vì có chứa nhiều kim loại nặng và rất nhiều ký sinh trùng.

Hải sản đông lạnh, hải sản ươn

Các loại hải sản đông lạnh hay hải sản bị ươn thường có giá rẻ hơn nhiều so với hải sản tươi sống. Hải sản có lớp đông càng dày nghĩa là chúng đã được cấp đông càng lâu. Chúng ta nên hạn chế mua loại hải sản này. Nếu lớp đông vô cùng dày, có thể hải sản đã được rã đông sau đó lại cấp đông. Loại này có chất lượng cực kỳ kém.

Được biết, hải sản càng được cấp đông lâu thì vi khuẩn và ký sinh trùng sẽ tăng lên rất nhiều, ngư dân bản địa không bao giờ ăn sản phẩm này. Ngoài ra, các loại hải sản bị ươn, vỡ bụng, mềm nhũn, chảy nhớt... thì không nên mua vì rất dễ gây ngộ độc khi ăn.

HSĐL

Tốt nhất nên chọn hải sản tươi sống để đảm bảo dinh dưỡng. Nếu như mua hải sản đông đá thì chỉ nên xào, chiên chứ không nên hấp, luộc vì sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, không còn hương vị.

Hải sản lạ, không rõ nguồn gốc, hải sản ở các vùng nước ô nhiễm

Chất lượng của hải sản đặc biệt phụ thuộc vào môi trường sống của chúng. Hải sản nếu được đánh bắt ở vùng biển lạ thường chứa các kim loại nặng và ký sinh trùng trong cơ thể, vì vậy không nên tiêu thụ.

Bên cạnh các vấn đề ô nhiễm môi trường do hóa chất, có một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở biển có thể khiến hải sản bị nhiễm độc và gây hại cho người ăn là "thủy triều đỏ". Đây là hiện tượng nước biển đổi màu bất thường, có thể là màu hồng, tía, xanh lục, nâu, đỏ do một số loại tảo biển phát triển ồ ạt, bất thường. Trong đó, có thể có cả những loại tảo chứa chất độc. Hải sản lúc bình thường có thể không độc nhưng khi gặp hiện tượng thủy triều đỏ, chúng có thểbị nhiễm độc từ tảo.

Do đó, khi mua hải sản, bạn không nên hỏi rõ nguồn gốc, tránh mua hải sản được đánh bắt ở các vùng đang có "thủy triều đỏ", đặc biệt là các loài động vật thân mềm có vỏ như trai, sò, ngao...

Ăn sống các loại hải sản có vỏ như nghêu, sò, bào ngư, hàu...

Các loại hải sản có vỏ được coi như "con dao hai lưỡi". Chúng có hương vị thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhưng cũng dễ gây ngộ độc, khiến người ăn nhiễm ký sinh trùng.

Hải sản có vỏ thường sống trong bùn và cát vì thế các kim loại nặng trong bùn và cát dễ dàng lắng đọng trên vỏ của chúng, như vậy một lượng lớn kim loại nặng sẽ được đưa vào cơ thể khi chúng ta ăn.

hsc vỏ

Việc ăn sống hải sản có vỏ thực sự rất nguy hiểm. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hàu sống và các loại hải sản chưa nấu chín khác có thể khiến bạn có nguy cơ bị nhiễm trùng, ngộ độc do vi khuẩn Vibrio gây ra. Vi khuẩn Vibrio sống tự nhiên ở vùng nước ven biển. Vi khuẩn có thể tập trung trong các mô của chúng. Khi ai đó ăn hải sản có vỏ sống hoặc nấu chưa chín, virus hoặc vi khuẩn từ hải sản có thể gây bệnh.

Các trường hợp nhiễm vi khuẩn Vibro từ hải sản có thể gặp hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa. Những người bị nhiễm trùng nặng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu, tổn thương da nghiêm trọng.

Nước nóng, chanh hay mù tạt không thể tiêu diệt được vi khuẩn Vibro. Uống rượu sau khi ăn hải sản cũng không thể diệt được vi khuẩn. Cách duy nhất để loại bỏ vi khuẩn là phải nấu chín thực phẩm hoàn toàn trước khi ăn.

Nhật Linh

Bình luận

Nổi bật

Bạch công tử từng là tay chơi khét tiếng bậc nhất trời Nam, nổi tiếng đa tình nhưng cuối đời bi thảm, ‘chết không có đất chôn’

Bạch công tử từng là tay chơi khét tiếng bậc nhất trời Nam, nổi tiếng đa tình nhưng cuối đời bi thảm, ‘chết không có đất chôn’

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:15

Nhắc đến tên Bạch công tử, người đời sẽ nhớ đến những cuộc tình đã trở thành giai thoại của ông.

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Đà Nẵng đón hơn 336.000 lượt du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Đà Nẵng đón hơn 336.000 lượt du khách

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:10

(CL&CS) - Trong dịp nghỉ lễ 05 ngày, Sở Du lịch Đà Nẵng thông tin về công tác triển khai các hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Lý do không thể luộc trứng hay nấu chín cơm trên đỉnh Everest 8.849m

Lý do không thể luộc trứng hay nấu chín cơm trên đỉnh Everest 8.849m

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:42

Nhiệt độ sôi tại đỉnh Everest vẫn có thể gây bỏng nhưng không đủ để luộc chín trứng hay nấu chín cơm.