Liên hiệp Hội Việt Nam tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội
(CL&CS) - Sáng 22/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) tổ chức Hội thảo tổng kết hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2022 của Vusta và các hội thành viên.
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch Vusta cho biết: hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội luôn được coi là hoạt động quan trọng của Vusta và các hội thành viên. Mặc dù vẫn chịu tác động của đại dịch COVID-19 vào những tháng đầu năm, nhưng năm nay, Vusta đã chủ trì thực hiện hơn 20 nhiệm vụ tư vấn phản biện và giám định xã hội, trong đó những nhiệm vụ rất quan trọng, được thực hiện theo yêu cầu các cơ quan Trung ương.
Thời gian qua, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (TVPB&GĐXH) luôn được coi là hoạt động quan trọng. Tham gia tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW theo yêu cầu của Ban Tuyên giáo Trung ương; tiến hành tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 12-3-2003 của Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết số 23-NQ/TW; góp ý Dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ông Nguyễn Quyết Chiến - Tổng thư ký Vusta cho biết: năm 2023, Vusta sẽ triển khai, ứng dụng thí điểm và đánh giá hiệu quả sử dụng của cơ sở dữ liệu chuyên gia, nhà khoa học vào một số hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội tiếp tục gắn với Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, gắn với Nghị quyết Đại hội lần thứ 8 Vusta và hướng tới các hoạt động nhằm kỷ niệm 40 năm thành lập Vusta. Chủ động phối hợp với các đơn vị khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch tư vấn, phản biện và giám định xã hội năm 2023.
Với vai trò là đầu mối quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện, hướng dẫn, theo dõi việc triển khai các nhiệm vụ TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội Việt Nam, năm 2022, Liên hiệp Hội Việt Nam đã hỗ trợ các hội thành viên và các tổ chức KH&CN triển khai các hoạt động TVPB&GĐXH từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho Liên hiệp hội Việt Nam.
Trong thời gian qua, nhất là từ khi có Kết luận số 93-KL/TW về việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW thì hoạt động TVPB&GĐXH của Liên hiệp hội địa phương và các Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc được triển khai ngày càng tích cực. Năm 2022, hoạt động TVPB&GĐXH của các hội tập trung chủ yếu vào: Đóng góp ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực và địa phương: như các dự thảo luật, nghị định, thông tư, đề án, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương; Đóng góp ý kiến về các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực chuyên môn sâu.
Trong đó, Hội KH&KT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam đã có những đóng góp như sau: Cử lãnh đạo, hội viên của Hội tham gia thành viên một số Hội đồng: Hội đồng quốc gia Giải thưởng chất lượng quốc gia; Ban liên ngành TBT; tham gia thành viên các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn Việt Nam: Ban kỹ thuật TCVN/TC/F3 nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm; Ban kỹ thuật TCVN/TC/F14 về Nông nghiệp hữu cơ; Ban kỹ thuật TCVN/TC 279 về Quản lý đổi mới; Ban kỹ thuật TCVN/TC/F6, F9, F18 về Dinh dưỡng và thức ăn kiêng, Đồ uống, Đường mật ong và sản phẩm tinh bột và nhiều hoạt động khác,...
Đề xuất, tham vấn về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa với cơ quan quản lý nhà nước về Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Tham gia xây dựng, góp nhiều dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) trong nhiều lĩnh vực, ví dụ: góp ý dự thảo TCVN về Đồ uống từ đại mạch và đồ uống không cồn, đồ uống có độ cồn thấp; góp ý 05 dự thảo về thiết bị sân thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 06 dự thảo TCVN về Dịch vụ lặn giải trí, các dự thảo TCVN về Đường và sản phẩm đường, về sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, về nguyên tắc chung về sinh thực phẩm, dự thảo TCVN về sản phẩm hóa hơi, về thực phẩm Halab, v.v…
Tham gia góp ý dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa; dự thảo Thông tư hướng dẫn chi tiết việc xác định giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; dự thảo Thông tư quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thời gian qua, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hiệp Hội đã được các ban, bộ, ngành đánh giá cao. Năm 2022, Hiệp hội đã chủ động tiếp nhận một số nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định xã hội từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ Viện nghiên cứu lập pháp, từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước.
Các ý kiến phản biện và giám định xã hội của Hiệp hội và các hội thành viên khá độc lập, khách quan, hầu như không có sự ràng buộc, ảnh hưởng, tác động bởi các cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, có thể thấy cũng còn nhiều hạn chế và không ít khó khăn như: Chất lượng các ý kiến tư vấn, phản biện và giám định xã hội còn hạn chế, không ít trường hợp ý kiến đưa ra còn chậm, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu; nhận thức về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội còn chưa thống nhất.
Để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và đảm bảo tính khả thi, tính thuyết phục của các đề xuất, kiến nghị trong hoạt động tư vấn khoa học, phản biện xã hội cần chú trọng phân tích, lý giải làm rõ cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, cơ sở khoa học của các kiến nghị, các đề xuất, giải pháp.
Văn Trì
Bình luận
Nổi bật
Viện Tiêu chuẩn Anh: Cập nhật bản tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
(CL&CS) - Sắp tới, Viện Tiêu chuẩn Anh sẽ công bố bản cập nhật tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy, trong đó có những thay đổi trong yêu cầu phòng cháy chữa cháy, bao gồm cả các tòa nhà chung cư.
TCVN 13910-1:2024 về hệ thống giao thông thông minh
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
(CL&CS) - Hệ thống ITS là một phần quan trọng để hình thành lên một đô thị thông minh cho mỗi quốc gia. Do đó đòi hỏi trước khi áp dụng hệ thống nên hiểu rõ các yêu cầu đối với định nghĩa dữ liệu ITS theo TCVN 13910-1:2024 giúp áp dụng hiệu quả.
Quy định của Liên Hợp Quốc (UN) về hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (CRS) trên xe ô tô
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:58
(CL&CS) - Hệ thống ghế an toàn cho trẻ em (Child Restraint Systems) (CRS) phải đáp ứng các tiêu chuẩn để đảm bảo mang lại hiệu quả bảo vệ khi sử dụng
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.