Lãi suất đột ngột tăng cao, người vay mua nhà như “ngồi trên đống lửa”

(CL&CS)-Hiện các nhà băng vẫn triển khai các gói cho vay mua nhà nhưng không ồ ạt như trước. Nhiều khách hàng vay vốn mua nhà trong 2 năm trở lại đây “toát mồ hôi” khi lãi vay tăng vọt sau khi thời gian ưu đãi hết hiệu lực.

Lãi suất đột ngột tăng cao

Sau thời gian cho vay ưu đãi hết hiệu lực, nhiều khách hàng mua nhà như đang “ngồi trên đống lửa”. Chị Minh Tú (Hà Nội) cho biết, đầu năm 2021, thấy ngân hàng có lãi suất cho vay ưu đãi, lại được chủ đầu tư hỗ trợ trả lãi 12 tháng, gia đình chị quyết định ký hợp đồng vay vốn mua nhà. Thời điểm đó, phía ngân hàng cho hay, lãi suất năm đầu tiên là 5,9%/năm, sau đó sẽ thả nổi theo lãi suất thị trường.

“Khi ký hợp đồng, nhân viên tín dụng tư tư vấn rằng, sau 12 tháng, lãi suất cho vay thả nổi bằng lãi suất cho vay ưu đãi cộng thêm 3-4%/năm, tức tổng lãi suất cho vay chỉ 9-10%/năm. Thế nhưng, thực tế, sau 12 tháng, chúng tôi đang phải trả lãi 11%/năm. Với mặt bằng lãi suất liên tục tăng cao như hiện nay, tôi rất lo lãi suất cho vay mua nhà chưa dừng lại. Vợ chồng tôi bàn tính, nếu đến cuối năm, lãi suất tăng tiếp sẽ phải bán nhà để trả nợ, song với thị trường bất động sản trầm lắng như hiện nay, bán nhà cũng không dễ”, chị Tú cho hay.

Trong khi nhiều ngân hàng vay vốn 2 năm trước đang chóng mặt với biểu lãi suất cho vay mới, thì nhiều khách hàng muốn vay mua nhà thời điểm hiện tại cũng sốc vì lãi vay thay đổi chóng mặt. So với tháng trước, lãi suất cho vay mua  nhà của nhiều ngân hàng đã tăng 0,2-0,6%/năm, còn so với đầu năm, lãi vay mua nhà tăng 1 - 2%/năm.

Tín dụng cá nhân - đặc biệt cho vay cá nhân mua nhà - là động lực tăng trưởng tín dụng của rất nhiều ngân hàng trong 2 năm Covid-19 qua. Nói cách khác, trong giai đoạn hàng loạt doanh nghiệp đóng băng hoạt động, mảng cho vay mua nhà đã “cứu” lợi nhuận nhiều nhà băng. Lãi suất cho vay mua nhà rẻ chưa từng có trong năm 2020-2021 khiến nhiều người dân ký hợp đồng vay vốn mua nhà. Khi đó, thậm chí, một số ngân hàng còn cho vay mua nhà với lãi suất dưới 4%/năm (lãi vay ưu đãi 3-6 tháng đầu tiên).

Lãi suất cho vay mua nhà khó giảm

Ông Trịnh Bằng Vũ, Giám đốc Khối cho vay khách hàng cá nhân, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cho rằng, mặt bằng lãi suất sẽ tương đối ổn định trong thời gian trước mắt, ít nhất là đối với các lĩnh vực, ngành nghề và đối tượng khách hàng hưởng gói hỗ trợ lãi suất 2% đang được Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo thực hiện.

Tuy vậy, trong tình hình tín dụng toàn ngành đã tăng hơn 8% chỉ trong 5 tháng đầu năm, thì không ít nhà băng đã cạn room và đang chờ Ngân hàng Nhà nước cấp thêm. Vì thế, với kỳ vọng vào đợt điều chỉnh room tới đây, lãi vay sẽ có điều kiện giảm. Nhưng mức giảm có thể sẽ không quá nhiều, khi chi phí đầu vào đang ngày một tăng lên.

Trên thực tế, các ngân hàng luôn cố gắng giữ ổn định lãi suất cho vay để ít nhất là duy trì thị phần. Tuy vậy, tùy vào mỗi thời điểm, có thể sẽ có sự thay đổi hoặc biến động về các yếu tố đầu vào như chi phí vốn, chi phí vận hành, chi phí quản lý… và các yếu tố đầu ra như lợi nhuận mục tiêu, trần tăng trưởng tín dụng... của mỗi ngân hàng, nên lãi suất cho vay sẽ chịu áp lực tăng hoặc giảm.

Theo đó, như chúng ta đang thấy, nhiều yếu tố đầu vào của các ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, như lãi suất huy động, chi phí quản lý, vận hành… Trong khi đó, áp lực về lợi nhuận từ cổ đông và cơ chế quản lý bằng trần tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa thể thay đổi, nên theo tôi, lãi suất cho vay cá nhân đang chịu áp lực tăng tương đối cao trong năm nay.

Trước thế “khó” về lãi suất cho vay nhu hiện tại, chuyên gia tài chính cho rằng, khi có nhu cầu vay vốn mua nhà ở, trước hết, người dân nên tìm đến các ngân hàng có các mức lãi suất cạnh tranh, song người vay cũng phải đáp ứng được các điều kiện vay vốn do ngân hàng quy định, như phải có tài sản bảo đảm, có nguồn thu nhập ổn định để trả nợ, có lượng vốn tự có tối thiểu tham gia phương án vay (khoảng 20 - 30%)...

Người vay có thể lưu ý lựa chọn thời điểm thích hợp để tìm hiểu làm thủ tục vay như quý I, quý III, khi các ngân hàng chưa bị áp lực cao vì room tín dụng như các tháng đầu năm, hoặc khi họ vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp thêm room, hoặc khi vào mùa kinh doanh thấp điểm của ngành. Khi đó, mức lãi suất vay niêm yết có thể tốt hơn các thời điểm khác.

Với lĩnh vực bất động sản, do tình hình tổng room tín dụng hiện nay chưa được Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh, nhiều nhà băng cũng bắt đầu hạn chế rót vốn cho các chủ đầu tư dự án và chỉ duy trì phần nào phân khúc cá nhân vay mua nhà với số tiền không quá lớn.

Kim Yến

Bình luận

Nổi bật

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

Nơi từng diễn ra “cơn sốt đất điên cuồng” 2 năm trước: Thị trường bất động sản đang diễn biến thế nào?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Cách đây 2 năm, tại Bình Phước, giới đầu tư không khỏi kinh ngạc trước hình ảnh sôi động của thị trường bất động sản Bình Phước. Khi đó, giá nhà đất Bình Phước bất ngờ được đẩy lên cao ngất ngưởng. Thậm chí những dự án được rao bán cách đây nhiều năm đến thời điểm “cơn sốt” diễn ra vẫn chỉ là bãi đất trống nhưng lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhà đầu tư.

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

Hà Nội: Thị trường “sôi động”, nhu cầu sở hữu bất động sản của người dân ngày càng nhiều?

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Theo Báo cáo tổng quan thị trường bất động sản Hà Nội quý 1/2024 của OneHousing (đơn vị thuộc Tập đoàn One Mount) cho thấy, khoảng 53% khách hàng được hỏi đều có nhu cầu mua bất động sản trong quỹ đầu năm nay (tăng 17%) so với quý 3/2023.

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

“Sôi động” các phiên đấu giá đất tại khu vực ngoại thành Hà Nội

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

Có thể thấy, từ đầu năm đến nay, các phiên đấu giá tại Hà Nội khá sôi nổi, đặc biệt là những huyện ngoại thành với liên tiếp các cuộc đấu giá được diễn ra với đông đảo lượng người tham dự.