Thứ tư, 07/02/2024, 11:04 AM

Kỷ lục mới của thành phố nhỏ nhất Việt Nam, định hướng trở thành đô thị du lịch quốc gia

2023, thành phố nhỏ nhất Việt Nam đã đón lượng khách du lịch kỷ lục, gần 8 triệu lượt, tổng doanh thu ước đạt gần 14,3 nghìn tỷ.

 Mục tiêu thu hơn 14 nghìn tỷ đồng từ du lịch

Thành phố Sầm Sơn (trực thuộc tỉnh Thanh Hóa) là thành phố có diện tích nhỏ nhất Việt Nam, với diện tích 44,94km2. Đây là thành phố ven biển và được nâng cấp lên đô thị loại III vào tháng 4/2017.

Thành phố Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16km; phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương (cách sông Đơ); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

Trong các ngành kinh tế, du lịch chính là điểm sáng của kinh tế Sầm Sơn. Năm 2023, Sầm Sơn đã đón lượng khách kỷ lục, gần 8 triệu lượt trong năm 2023, bằng 112,8% so với cùng kỳ và 109,7% kế hoạch – được đánh giá là một trong những đơn vị đón lượt khách du lịch đông nhất cả nước; phục vụ hơn 15 triệu ngày khách, bằng 105,7% so với cùng kỳ và 101,8% so với kế hoạch.

Tổng doanh thu từ khách du lịch ước đạt gần 14,3 nghìn tỷ đồng, đạt 102,9% so với cùng kỳ và 100,6% so với kế hoạch.

Du lịch chính là điểm sáng trong các ngành kinh tế ở Sầm Sơn

Du lịch chính là điểm sáng trong các ngành kinh tế ở Sầm Sơn

Những con số hết sức ấn tượng trong năm 2023, đã khiến Sầm Sơn tiếp tục được lọt vào danh sách những điểm đến nổi bật mới của Việt Nam, thu hút sự quan tâm ngày càng lớn của du khách trong nước và quốc tế.

Với hệ thống cơ sở lưu trú tiếp tục phát triển, cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Thành phố có 710 cơ sở lưu trú với hơn 25.000 phòng khách, trong đó trên 100 cơ sở lưu trú du lịch được xếp hạng từ 1 đến 5 sao với 6.955 phòng; 50 nhà hàng ăn uống có sức chứa từ 300 người trở lên và trên 250 cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, thương mại khác, công suất sử dụng phòng nghỉ năm sau cao hơn năm trước...

Cùng với đó, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố của lễ hội, Sầm Sơn đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức sự kiện xây dựng Kế hoạch tổ chức các chương trình, chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội, thể thao được tổ chức trên địa bàn, như: Chương trình nghệ thuật thuộc khuôn khổ lễ kỷ niệm 60 năm thành lập đô thị Sầm Sơn và khai mạc Lễ hội du lịch biển năm 2023; lễ hội Tình yêu - Hòn Trống Mái...

Sầm Sơn hướng tới mục tiêu trở thành thành phố của lễ hội với việc xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình, chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội, thể thao được tổ chức trên địa bàn

Sầm Sơn hướng tới mục tiêu trở thành thành phố của lễ hội với việc xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình, chuỗi sự kiện văn hóa, du lịch, lễ hội, thể thao được tổ chức trên địa bàn

Đồng thời, thành phố đã đưa nhiều sản phẩm du lịch, như: Khu quảng trường biển, trục cảnh quan lễ hội Tp Sầm Sơn; tuyến phố đi bộ kết hợp với kinh doanh mua sắm hàng lưu niệm, giải khát, trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại tuyến đường Thanh Niên. Đặc biệt, sau Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn với chuỗi các hoạt động hấp dẫn, như: Giải bóng bàn, cầu lông, tennis và gofl, Giải vật Quốc gia, tổ chức ngày Olympic trẻ em và phát động toàn dân học môn bơi phòng chống đuối nước,... đã thu hút đông đảo Nhân dân và du khách tham gia.

Bên cạnh kết quả đạt được, chất lượng dịch vụ chưa cao, dịch vụ cao cấp chưa phát triển, bước đầu mới tập trung khai thác sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng; du lịch biển cũng mới đáp ứng phân khúc thị trường khách có mức chi tiêu trung bình đến khá, phân khúc khách cao cấp còn thấp. Sản phẩm du lịch văn hóa, tâm linh chưa phát huy hiệu quả. Việc hình thành và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch mới để khắc phục tình trạng du lịch một mùa còn khiêm tốn, các sản phẩm phần lớn có quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ khách tham quan, nghỉ dưỡng cuối tuần. Công tác xã hội hóa các nguồn lực cho nhiệm vụ quảng bá, xúc tiến du lịch hiệu quả chưa cao…

Tại hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2023, thành phố đã đặt mục tiêu năm 2024 phấn đấu đón 8,5 triệu lượt khách; phục vụ 16,5 triệu ngày khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 15,7 nghìn tỷ đồng.

2024, Sầm Sơn phấn đấu đạt 8,5 triệu lượt khách du lịch

2024, Sầm Sơn phấn đấu đạt 8,5 triệu lượt khách du lịch

Để hướng đến hiện thực hóa định hướng phát triển Sầm Sơn trở thành đô thị du lịch quốc gia theo Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; đồng thời góp phần quan trọng cùng ngành du lịch của tỉnh hoàn thành thắng lợi mục tiêu đón được 13,8 triệu lượt khách, tổng thu du lịch đạt 32.387 tỷ đồng trong năm 2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi đề nghị: Thành phố Sầm Sơn tăng cường hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành; tiếp tục làm tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là quản lý giá cả, quản lý kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng xe điện...; quyết tâm xây dựng môi trường du lịch văn minh hơn, an toàn hơn. 

Thành phố nhỏ nhất Việt Nam với bãi biển nổi tiếng nhất Thanh Hóa

Sầm Sơn là bãi biển nổi tiếng nhất của Thanh Hóa, cách Hà Nội khoảng 180km và TP. Thanh Hóa khoảng 16km. Bãi biển Sầm Sơn có hình trăng khuyết, chạy dài 9km từ chân núi Trường Lệ đến xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn), rộng hàng nghìn mét, bằng phẳng, cát mịn, không có chỗ quá sâu, lầy thụt hoặc đá ngầm.

Nước biển Sầm Sơn có độ mặn và nhiệt độ thích hợp, có lợi cho sức khỏe, rất thích hợp để du khách nghỉ ngơi, an dưỡng. 

Học giả người Pháp Le Breton nhận định:

Học giả người Pháp Le Breton nhận định: "Đây là bãi tắm tốt nhất để phục hồi sức khoẻ"

Mùa hè cũng là thời gian cao điểm của du lịch Sầm Sơn. Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, Sầm Sơn chào đón hàng triệu lượt khách tới tham quan và nghỉ dưỡng. Dịp đông khách nhất phải kể đến kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 hàng năm. Còn mùa thu trời mát mẻ, thích hợp cho các chuyến nghỉ dưỡng, điểm cộng là các bãi biển thoáng đãng, giá cả dịch vụ đã bình ổn hơn nhiều so với trước đây.

Biển Sầm Sơn không êm dịu, bình lặng như các biển khác. Sóng ở đây mạnh, ập lên đến bờ liên tục. Vì vậy, trước khi xuống biển bạn nên tập một vài động tác thể dục nhẹ nhàng để tránh bị chuột rút.

Vào những ngày biển động, Sầm Sơn thường hình thành một số dòng chảy xa bờ rất nguy hiểm. Trước khi xuống tắm, du khách nên dành một vài phút để quan sát, tránh xa khu vực nguy hiểm.

Ngoài những bãi tắm đẹp, Sầm Sơn còn có núi đá, đủ các hòn lớn, nhỏ, nằm, ngồi, chồng lên nhau thành muôn hình muôn vẻ ngay cạnh mép nước biển; có rừng cây; đền chùa và di tích. Du khách có thể tham quan một số địa điểm gần như hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành, núi Trường Lệ, chợ Sầm Sơn.

Vườn quốc gia Bến En

Vườn quốc gia Bến En

Xa hơn một chút, trên đường về, du khách có thể ghé thăm các danh thắng của Thanh Hóa như thành nhà Hồ, suối cá thần, đền thờ Bà Triệu, động Từ Thức, Vườn quốc gia Bến En.

1. Hòn Trống Mái

Danh thắng này thuộc cụm di tích lịch sử văn hoá danh thắng núi Trường Lệ. Theo truyền thuyết, một lần, một chàng trai đánh cá làng Trường Lệ tình cờ cứu sống một cô gái bị sóng biển xô vào bờ, hai người yêu nhau, rồi kết làm vợ chồng. Cô gái vốn là tiên nữ nhà trời, vì mắc tội nên bị Ngọc Hoàng đày xuống hạ giới. Hết hạn đi đày, Ngọc Hoàng sai chư thần xuống đưa tiên nữ về trời, nhưng nàng quyết ở lại với người chồng dưới trần thế. Ngọc Hoàng tức giận, sai Thiên Lôi xuống hỏi tội.

Hòn Trống Mái

Hòn Trống Mái

Khi Thiên Lôi tới thì chỉ thấy một bãi đá. Với tình yêu chung thuỷ, đôi vợ chồng trẻ đã biến thành đá để được vĩnh viễn bên nhau. Hòn đá lớn là người chồng, hòn đá nhỏ hơn là người vợ. Xung quanh còn thấy nhiều hòn đá nhỏ khác, hình thù giống đàn lợn, con mèo, chiếc mâm, bếp núc...

2. Đền Độc Cước

Đền Độc Cước

Đền Độc Cước

Đây là một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng của Thanh Hóa, nên mỗi dịp đầu xuân thu hút nhiều du khách đến tham quan. Đền Độc Cước nằm trên đỉnh Cổ Giải, dãy núi Trường Lệ. Nơi đây gắn liền với truyền thuyết người khổng lồ xả thân đánh quỷ biển khơi, với đánh giặc cứu đất liền. Để ghi nhớ công ơn to lớn này, người dân đã lập đền thờ ở ngay bên tảng đá có vết lõm, như dấu tích của bước chân người khổng lồ.

3. Đền Cô Tiên

Nằm cuối dãy núi Trường Lệ, chùa cô Tiên là di tích nổi tiếng gắn liền với du lịch biển Sầm Sơn. Truyện xưa kể rằng ngôi đền này thờ một người con gái làm nghề thuốc cứu giúp nhiều người bất hạnh. Cha bắt cô lấy một kẻ giàu có, cô phản đối nên bị đuổi khỏi nhà. Cô yêu thương và lấy một chàng trai nghèo khó tốt bụng tên là Côi. Bỗng nàng mắc bệnh hủi, một cụ già xuất hiện, chạy chữa bằng thuốc nam và dòng nước suối trong mát lấy từ Vụng Tiên. Cô gái xinh đẹp khỏi bệnh, bà cụ cáo từ để lại cho vợ chồng họ một tay nải che mưa và một chiếc giỏ mây đựng thuốc cứu người.

Đền Cô Tiên

Đền Cô Tiên

Một đêm nọ, đi chữa bệnh về khuya, gặp lúc mưa to gió lớn, nhớ lời bà cụ dặn, hai vợ chồng lấy tay nải ra che mưa rồi ngủ thiếp đi. Sáng dậy, họ thấy mình đang ngồi trong ngôi nhà ba gian lộng lẫy. Từ đó, hai người ở lại ngôi nhà và đi hái lá thuốc chữa bệnh cho người dân trong vùng. Một buổi sáng đẹp trời, họ ăn mặc chỉnh tề dắt nhau lên đỉnh núi, không quay trở lại. Ngôi nhà trở thành đền Cô Tiên và được dân làng hương khói.

Hải Yến

Bình luận

Nổi bật

Thành phố đông dân nhất Việt Nam ban hành quy chế loại bỏ nhà giàu 'săn' nhà ở xã hội

Thành phố đông dân nhất Việt Nam ban hành quy chế loại bỏ nhà giàu 'săn' nhà ở xã hội

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 00:11

Một số dự án nhà ở xã hội người dân thu nhập thấp không tiếp cận được, nhưng người đã có nhà ở lại bốc thăm và trúng suất.

Một 'ông lớn' bất động sản hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ trong 3 tháng đầu năm

Một 'ông lớn' bất động sản hoàn thành 43% chỉ tiêu lợi nhuận chỉ trong 3 tháng đầu năm

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 23:10

'Ông lớn' bất động sản này hiện đang quản lý bất động sản khu công nghiệp khoảng 1.300ha, bất động sản kho vận hơn 700.000m2, mục tiêu tiến đến 2030 đạt hơn 2.000ha đất khu công nghiệp và hơn 1 triệu m2 sàn kho vận.

Kênh đào lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh 'Panama' lưu thông tàu trọng tải 3.000 tấn, rút thời gian đi lại từ 8 tiếng còn 20 phút

Kênh đào lớn nhất Việt Nam: Được mệnh danh 'Panama' lưu thông tàu trọng tải 3.000 tấn, rút thời gian đi lại từ 8 tiếng còn 20 phút

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 22:51

Dự án kênh đào này nhằm tạo kết nối tuyến vận tải ven biển phía Bắc với các cảng thủy trên sông Đáy, khu vực tỉnh Nam Định, Ninh Bình.