Kon Tum phát huy sản phẩm nghề truyền thống để làm du lịch
(CL&CS) - Vừa qua, trong chuyến khảo sát tình hình phát triển du lịch cộng đồng tại Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Văn Hòa đánh giá cao sự năng động của người dân trong việc khai thác và phát huy sản phẩm nghề truyền thống để làm du lịch.
uy nhiên, theo ý kiến đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy có một điểm cần lưu ý là, trên các sản phẩm được coi là quà lưu niệm được bày bán tại đây lại không có bất kỳ thông tin, dấu hiệu nào để nhận biết về điểm du lịch hay mang nét đặc trưng riêng của vùng đất, cộng đồng dân tộc Ba Na ở Đăk Rơ Wa hay trên địa bàn thành phố Kon Tum. Vì thế, khi đưa các sản phẩm này ra thị trường có thể bị hòa lẫn với sản phẩm của địa phương khác- sản phẩm lưu niệm chưa làm được một nhiệm vụ hết sức quan trọng là trở thành “sứ giả” trong quảng bá du lịch của địa phương.
Kon Tum tập tung phát triển sản phẩm quà tặng, lưu niệm du lịch.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số điểm du lịch cộng đồng dựa trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng của địa phương như: Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kon K’tu, Kon Jơ Dri, Kon Klor ở xã Đăk Rơ Wa và làng Đăk Lek ở xã Ngọc Bay (thành phố Kon Tum); Làng văn hóa du lịch Kon Pring ở thị trấn Măng Đen (huyện Kon Plông); Làng văn hóa Du lịch Đăk Răng, xã Đăk Dục (huyện Ngọc Hồi).
Đối với mỗi điểm đến, ngoài yếu tố tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch đặc trưng, dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, một trong những yếu tố góp phần tăng sức hấp dẫn, giữ chân du khách, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương là sản phẩm quà tặng, lưu niệm du lịch. Đây cũng là cơ hội tăng thu nhập cho nhân dân. Thế nhưng, vấn đề này dường như vẫn chưa được nhìn nhận đúng mức, tạo thành động lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch.
Nghị quyết số 12-NQ/TU (ngày 18/5/2023) của Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch tỉnh Kon Tum đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 xác định phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành ngành kinh tế dịch vụ chuyên nghiệp, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh ngày càng cao trong cả nước, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển, có đóng góp quan trọng và sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
Để triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy Kon Tum và góp phần thúc đẩy ngành “công nghiệp không khói” của tỉnh phát triển thì việc phát triển sản phẩm lưu niệm, quà tặng theo hướng gắn với bản sắc văn hóa là cần thiết để tạo nét riêng, định vị điểm đến cho du lịch từng địa phương.
Theo Nhà báo và công luận
Bình luận
Nổi bật
Rừng Đỗ Quyên ở PuTaLeng được công nhận kỷ lục Việt Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:16
(CL&CS) - Rừng Đỗ Quyên cổ thụ trên núi PuTaLeng ở độ cao 2.619m sẽ được công nhận kỷ lục diện tích lớn nhất Việt Nam.
Quảng Ninh: Phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch trên vịnh
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:51
(CL&CS) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành Giao thông vận tải Quảng Ninh đã xây dựng giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng đội tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long đến năm 2030.
Năm 2024, tổng lượng khách du lịch đến Thái Bình ước đạt 950.000 lượt
sự kiện🞄Thứ hai, 11/11/2024, 15:44
(CL&CS) - Với nhiều chính sách kích cầu, tăng cường xúc tiến, hợp tác, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024 có nhiều khởi sắc, doanh thu và số lượng du khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.