Kích cầu tiêu dùng - động lực để kinh tế bứt phá trong 6 tháng cuối năm
(CL&CS)- Tiêu dùng nội địa, với vai trò là một trong những cấu phần của tổng cầu, vẫn còn nhiều dư địa để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Theo Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm, nền kinh tế tiếp tục đạt nhiều kết quả nổi bật; tăng trưởng kinh tế 6 tháng đạt 7,52% so với cùng kỳ năm 2024, cao nhất trong cùng kỳ gần 20 năm qua; các chỉ số ngành, lĩnh vực đều đạt mức cao hơn. Nhiều tổ chức, chuyên gia nhận định dự báo mục tiêu tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã đặt ra trong năm nay là khả quan.

Kích cầu tiêu dùng - động lực để kinh tế bứt phá trong 6 tháng cuối năm
Mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực, nền kinh tế vẫn đang đối mặt không ít khó khăn và thách thức. Các động lực tăng trưởng truyền thống tuy tiếp tục phát huy tác dụng, song vẫn chưa đáp ứng kỳ vọng. Theo các chuyên gia, một trong những giải pháp cấp thiết hiện nay là thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động du lịch, cả trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần tăng cường triển khai hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm kích thích tiêu dùng nội địa – đặc biệt trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến động khó lường.
Trước bối cảnh trên, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế cho rằng, kích cầu để thúc đẩy tiêu dùng nội địa là một trong 3 động lực then chốt.
Một trong những động lực quan trọng khác để tạo đà, tạo lực, tạo khí thế thúc đẩy tăng trưởng đó là giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh cho các dự án hạ tầng trọng điểm. Bà Phí Thị Hương Nga, Trưởng ban Thống kê và Xây dựng, Cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh vào các dự án trong lĩnh vực bán dẫn, công nghệ cao đã góp phần gia tăng năng lực sản xuất tổng thể của nền kinh tế trong dài hạn và tạo ra năng lực mới cho nền kinh tế.
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: “Tăng trưởng 8,3 - 8,5% không phải là mục tiêu bất khả thi, mà là mục tiêu không thể không làm. Do đó, cả hệ thống chính trị phải vào cuộc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, “làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó”, phân công “6 rõ” (rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả, rõ thẩm quyền).
Việc nâng mức tăng trưởng mục tiêu từ “8% trở lên” lên “8,3 - 8,5%” cho thấy tinh thần chủ động, quyết liệt của Chính phủ. Với mục tiêu này, các kịch bản tăng trưởng được tính toán cụ thể dựa trên cơ sở dữ liệu thực tế cùng sự phân tích kỹ lưỡng về điều kiện, động lực và rủi ro. Trong đó, kịch bản tăng trưởng 8,3 - 8,5% không phải là một “niềm tin cảm tính”, mà là kết quả của tính toán với hàng loạt chỉ tiêu đầu vào rõ ràng như tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tổng mức bán lẻ, xuất nhập khẩu… đi kèm với các nhiệm vụ giải pháp cụ thể.
Một điểm mới rất đáng chú ý là việc “khoán tăng trưởng” đến từng địa phương, từng doanh nghiệp nhà nước. Cách làm này không mới về hình thức nhưng thể hiện tinh thần hành động có chiều sâu hơn, gắn trách nhiệm với quyền hạn, đồng thời tạo ra cơ chế khuyến khích, giám sát cụ thể hơn.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất định, tăng cường động lực nội địa, trong đó có tiêu dùng, là một trong những giải pháp được Chính phủ và giới chuyên gia đề xuất đẩy mạnh.
TS. Nguyễn Bích Lâm phân tích, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế có tác động qua lại, tương hỗ, thúc đẩy lẫn nhau: “Cùng với việc phát huy tối đa các yếu tố thúc đẩy tiêu dùng của nền kinh tế, thời gian tới Chính phủ cần làm mới động lực tiêu dùng, có các biện pháp kích cầu mạnh mẽ để thúc đẩy nhu cầu mua sắm, chi tiêu của người dân, từ đó tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế”.
Về giải pháp cụ thể, theo chuyên gia, trước tiên, cần kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định vĩ mô - điều kiện cần để tạo niềm tin người tiêu dùng. Tiếp theo, cần phát huy hiệu quả các giải pháp kích cầu tiêu dùng, đặc biệt là giải pháp giảm 2% thuế VAT. Theo tính toán, giảm 2% thuế VAT sẽ thúc đẩy GDP tăng thêm 0,8 điểm phần trăm với điều kiện kiểm soát lạm phát dưới mức mục tiêu.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần điều hành tỷ giá, lãi suất phù hợp, tránh lạm phát kỳ vọng tác động tiêu cực đến sức mua, kiểm soát việc tăng giá trong mùa cao điểm của một số sản phẩm đặc thù nhằm khuyến khích và thu hút người dân chi tiêu dùng trong nước.
Chuyên gia cũng lưu ý về việc nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ trong nước với mức giá cạnh tranh, thúc đẩy người dân tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Việt, giảm thiểu tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ nhập khẩu.
Đặc biệt, để khai thác hết tiềm năng của thị trường tiêu dùng trong nước với hơn 100 triệu dân, các giải pháp kích cầu cần được triển khai nhất quán, đúng thời điểm và trúng đối tượng.
Kích cầu tiêu dùng không thể thay thế các động lực khác, nhưng nếu được kích hoạt đúng cách, sẽ là “bệ đỡ mềm” giúp nền kinh tế trụ vững trước những bất ổn từ bên ngoài và tạo dư địa cho tăng trưởng bền vững hơn trong trung và dài hạn.
Trung Kiên
- ▪Đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025
- ▪Thị trường ô tô cuối năm: Bùng nổ khuyến mãi để kích cầu tiêu dùng
- ▪Tích cực kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thương mại
- ▪Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng
Bình luận
Nổi bật
Kích cầu tiêu dùng - động lực để kinh tế bứt phá trong 6 tháng cuối năm
sự kiện🞄Thứ ba, 22/07/2025, 07:50
(CL&CS)- Tiêu dùng nội địa, với vai trò là một trong những cấu phần của tổng cầu, vẫn còn nhiều dư địa để đóng góp cho tăng trưởng kinh tế năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.
Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số có thể đóng góp 5% GDP
sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 15:18
(CL&CS)- Đó là nhận định của Tư lệnh ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
Dừa tươi Việt Nam: Từ đặc sản địa phương đến ngành hàng tỷ USD
sự kiện🞄Thứ hai, 21/07/2025, 14:06
(CL&CS) - Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu dừa tươi đạt 390 triệu USD, chiếm 31% tổng giá trị xuất khẩu ngành dừa và vươn lên vị trí thứ 3 trong danh sách các loại trái cây xuất khẩu chủ lực, chỉ sau sầu riêng và thanh long.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.