Khối công nghệ dự kiến chiếm 61,7% doanh thu năm 2024 của FPT

(CL&CS) - Khối công nghệ tiếp tục giữ vai trò chủ chốt tại CTCP FPT trong năm 2024, dự kiến sẽ đóng góp 61,7% doanh thu và 47,8 lợi nhuận.

FPT đặt mục tiêu đến năm 2030, dịch vụ công nghệ thông tin ở nước ngoài sẽ mang về doanh thu 5 tỷ USD cho tập đoàn.

FPT đặt mục tiêu đến năm 2030, dịch vụ công nghệ thông tin ở nước ngoài sẽ mang về doanh thu 5 tỷ USD cho tập đoàn.

Năm 2023, xuất khẩu phần mềm vượt mốc tỷ USD

Đánh giá kết quả kinh doanh năm 2023, FPT cho rằng với sự chủ động chuẩn bị, sẵn sàng đối mặt với những thay đổi của thị trường, hoàn cảnh khách quan như suy thoái kinh tế, tập đoàn tiếp tục ghi nhận đà tăng trưởng vượt kế hoạch.

Doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 52.618 tỷ đồng và 9.203 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,6% và 20,1% so với cùng kỳ; đồng thời vượt 1% kế hoạch doanh thu và 2% kế hoạch lợi nhuận đã đề ra.

Khối công nghệ (dịch vụ công nghệ thông tin trong nước và ngoài nước) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 59,8% doanh thu và 45,2% lợi nhuận trước thuế của tập đoàn, tương đương 31.449 tỷ đồng và 4.161 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 22,1% và 23,6%.

Ở thị trường trong nước, FPT hợp tác chuyển đổi số tại hơn 30 địa phương và ghi nhận doanh thu 7.161 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 379 tỷ đồng, tăng lần lượt 4,6% và 2,6%.

Lần đầu tiên, FPT cán mốc 1 tỷ USD doanh thu từ dịch vụ công nghệ thông tin ở thị trường nước ngoài. Trong đó, gần 50% doanh thu đến từ dịch vụ chuyển đổi số, tập trung vào các công nghệ mới như Cloud, AI/Data Analytics… Năm 2023, dịch vụ công nghệ thông tin ở thị trường nước ngoài đã mang về 24.288 tỷ đồng doanh thu và 3.782 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế,, tăng lần lượt 28,4% và 27,1%.

Khối viễn thông, năm 2023 cán mốc 4 triệu thuê bao Internet, tiếp tục đà tăng trưởng bền vững. Khối Viễn thông ghi nhận 15.186 tỷ đồng doanh thu và 2.895 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 8,8% và 15,4%. 

Khối giáo dục, FPT tiếp tục thu hút đông đảo người học với 145.000 người học quy đổi trên toàn hệ thống, tăng trưởng 34%. Doanh thu từ khối giáo dục đạt 6.159 tỷ đồng, tăng 31%.

Với kết quả trên, FPT sẽ chia cổ tức cho cổ đông với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận được 2.000 đồng. Tập đoàn đã tạm ứng 10% trong năm 2023 và 10% còn lại sẽ được thực hiện trong quý 2/2024.

Ngoài ra, FPT sẽ phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu theo tỷ lệ 15%, tức cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu FPT sẽ được nhận thêm 15 cổ phiếu mới. Số lượng phát hành tối đa là 190.495.331 cổ phiếu giúp vốn điều lệ FPT tăng từ 12.700 tỷ đồng lên 14.605 tỷ đồng.

Doanh thu thuần (tỷ đồng) của FPT giai đoạn 2007-2023 và kế hoạch 2024.

Doanh thu thuần (tỷ đồng) của FPT giai đoạn 2007-2023 và kế hoạch 2024.

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) của FPT giai đoạn 2007-2023 và kế hoạch 2024.

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) của FPT giai đoạn 2007-2023 và kế hoạch 2024.

Năm 2024, lần đầu lợi nhuận vượt mốc 10.000 tỷ đồng

Năm nay, FPT đặt mục tiêu 61.850 tỷ đồng doanh thu và 10.875 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 17,5% và 18,2% so với 2023.

Khối công nghệ tiếp tục là tiếp tục giữ vai trò chủ chốt với doanh thu chiếm 61,7% tổng doanh thu của FPT, đạt 38.150 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế chiếm 47,8%, đạt 5.195 tỷ đồng.

Đối với khối công nghệ, FPT mở rộng nhanh chóng dịch vụ, lĩnh vực và thị trường trên quy mô toàn cầu.

Theo đó, FPT nâng cao năng lực chuyên sâu trong lịch vực Automotive. Dựa trên kiến trúc AutoSAR, FPT đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu các giải pháp thông tin, cung cấp dịch vụ tích hợp trên ô tô với mục tiêu tăng trưởng 50%/năm và đạt doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2030.

Hiện, FPT có hơn 4.000 kỹ sư và chuyên gia trong lĩnh vực phần mềm ô tô, mạng lưới hơn 150 khách hàng là các hãng tên tuổi trên thế giới như: Honda, Hyundai, Volvo, VinFast, Ford, Yazaki, LG, Panasonic, NXP…

FPT sẽ mở rộng các dịch vụ trong ngành bán dẫn, tiếp tục mở rộng các model chíp thiết kế, tham gia vào dịch vụ kiểm thử chíp (OSAT) và mở rộng quy mô sản xuất.

Đặt mục tiêu đến năm 2030, FPT đào tạo được 10.000 kỹ sư và chuyên viên ngành bán dẫn (bao gồm cả các chứng chỉ chuyển đổi ngắn hạn từ các ngành liên quan như: điện tử, viễn thông…). Hiện, FPT đã có đơn đặt hàng gần 70 triệu chip cho đến năm 2025.

Đối với khối viễn thông, FPT đem lại chất lượng ổn định và trải nghiệm dịch vụ xuất sắc cho khách hàng. Trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông, FPT sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ AI, tự động hóa hỗ trong trong vận hành, tối ưu đường truyền tùy biến theo dịch vụ, cải tiến các thiết bị đầu cuối và kết nối các dịch vụ viễn thông với tổ hợp số 5.0 - DC5.

Lĩnh vực giáo dục tiếp tục mở rộng theo cả chiều ngang và chiều sâu thông qua việc đầu tư xây dựng mạng lưới các trường đại học, cao đẳng và phổ thông liên cấp tại nhiều tỉnh, thành trên toàn quốc.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu FPT đóng cửa ngày 15/3 đạt 116.000 đồng/cổ phiếu, tăng 21,2% so với đầu năm giúp vốn hóa đạt 147.316 tỷ đồng. 

Trên sàn HOSE ở thời điểm hiện tại, thị giá của FPT chỉ đứng sau các cổ phiếu VCF (191.700 đồng/cổ phiếu), FRT (147.000 đồng/cổ phiếu), DGC (127.000 đồng/cổ phiếu), RAL (125.900 đồng/cổ phiếu), CTR (118.500 đồng/cổ phiếu).

So với giá đỉnh của năm 2022, VN-Index giảm 17,75% còn cổ phiếu FPT tăng 40,55% và lập đỉnh cao nhất mọi thời đại.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.