Dữ liệu cũ
Thứ sáu, 15/01/2016, 16:00 PM

Khó khăn lưu giữ làng có nghề truyền thống mứt Xuân Tảo

(NTD) - Cứ mỗi dịp Tết đến, người dân Xuân Tảo lại tất tả vào vụ làm mứt. Làng mứt Tết ở đây đã tồn tại hơn 100 năm lưu truyền từ đời này sang đời khác và nức tiếng gần xa.

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Thời gian gần đây, hàng loạt những thông tin về quy trình sản xuất mứt mất vệ sinh an toàn thực phẩm  (VSATTP) đã khiến các cơ sở sản xuất lâu năm khốn đốn.Tuy chỉ là "con sâu bỏ rầu nồi canh" nhưng chỉ ngần ấy thôi cũng đã khiến làng nghề bị  giảm uy tín nghiêm trọng. Số lượng các đơn hàng giảm gây khó khăn trong việc sản xuất, kinh doanh. Mười năm trước có trên dưới 100 hộ làm mứt Tết, hiện nay chỉ còn 20 hộ và có xu hướng giảm. Một số hộ vì không tìm được đầu ra, một số do sản xuất không đáp ứng lợi nhuận. Vấn đề VSATTP hiện nay được quản lý rất chặt chẽ, số cơ sở không đủ điều kiện cũng phải dừng sản xuất.

Thêm nữa, các nhân công làng nghề sau khi về địa phương sử dụng nghề đã học được phát triển các cơ sở sản xuất. Địa phương thường tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đồng thời chưa chú trọng vấn đề VSATTP nên giá thành rẻ cạnh tranh ngược lại với làng nghề.

Chưa được công nhận làng nghề truyền thống

Do tổng số hộ sản xuất chưa đủ 30% dân số nên làng mứt Xuân Tảo vẫn chưa được công nhận là làng nghề mà chỉ được gọi là “làng có nghề”. Chính vì vậy, các hộ kinh doanh phải tự lo đầu ra. Trong những năm gần đây, sản lượng không tăng, lượng khách gần như không thay đổi, chủ yếu là các khách quen. Các cơ sở chỉ sản xuất theo yêu cầu của khách đặt hàng trước.

1 (2) (1)

Nồi mứt bí chưa ra lò béo ngậy

Khó khăn lớn nhất hiện tại có lẽ là vấn đề mặt bằng. Cần 5.000 m2 để có một cơ sở sản xuất đúng chuẩn. Tức là xây dựng quy trình khép kín, hệ thống xa thải đảm bảo vệ sinh, có hệ thống sân bãi phơi sấy và nhà máy đóng gói sản phẩm. Trong khí đó quỹ đất của phường hạn hẹp, không thể đảm bảo cho các cơ sở sản xuất. Thêm vào đó việc xe ô tô bị cấm giờ và đường làng chật hẹp gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa.

Nhu cầu mứt Tết giảm dần, nhiều cơ sở đã chuyển kinh doanh thêm các loại bánh kẹo thay vì chỉ chuyên mứt Tết như trước kia. Giá đường cao hơn so với mọi năm, trong khi đó giá của sản phẩm lại không thay đổi khiến lợi nhuận giảm.

Xây dựng lại thương hiệu

Ngày 25/7/2015, UBND phường Xuân Tảo đã tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ làng nghề Bánh - Mứt - Kẹo Xuân Tảo nhằm phát huy giá trị truyền thống làng nghề địa phương.

2 (3)

Khu vực sơ chế đảm bảo vệ sinh và bảo hộ lao động

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công nghệ sản xuất và chế biến mứt ở Xuân Tảo mỗi năm lại được cải tiến, áp dụng máy móc hiện đại. Nghệ nhân Đỗ Mạnh Thế, chủ cơ sở Đỗ Thế Gia chia sẻ với chúng tôi: Người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhạt hơn. Nhưng để đảm bảo chất lượng vẫn phải duy trì lượng đường như mọi năm. Điều này là thách thức lớn nhưng cơ sở vẫn cố gắng điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường.

3 (2)

Mứt lạc thơm ngon

Vấn đề an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường được làng nghề hết sức chú trọng. Các cơ sở chuyển từ sử dụng than sang điện và ga. Quan sát một số cơ sở sản xuất mứt ở Xuân Tảo, chúng tôi nhận thấy vấn đề VSATTP và vệ sinh môi trường ở đây đã được cải thiện rõ rệt. Xưởng sản xuất mứt của cở sở sản xuất bánh mứt kẹo Đỗ Thế Gia và xưởng chế biến nông sản HAVICO khá sạch sẽ. Các thợ sản xuất đều được trang bị đồ bảo hộ lao động như khẩu trang, găng tay sản xuất.

4 (3)

Cơ sở đóng gói hợp vệ sinh

 

Ông Nguyễn Duy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân, Trưởng ban chỉ đạo VSANTP phường Xuân Tảo cho biết: để đảm bảo VSATTP UBND phường đã thành lập ban chỉ đạo VSATTP và  xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm phục vụ tết, thành lập đoàn liên nghành phối hợp kiểm tra các cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo trên địa bàn phường. Đồng thời mở các lớp tập huấn phổ biến VSATTP cho các chủ cơ sở sản xuất, tổ chức khám bệnh cho các lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất bánh mứt kẹo.

5 (2)

Công nhân có quần áo bảo hộ lao động, khẩu trang và gang tay.

Hi vọng với những nỗ lực trên, trong thời gian tới mứt Xuân Tảo sẽ xây dựng  lại được thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đồng thời, ngày càng phát triển mạnh mẽ, hội tụ đủ các điều kiện để được công nhận làng nghề truyền thống.

Mỗi năm, làng mứt Xuân Tảo có hai vụ sản xuất chính. Một vụ vào ngày Rằm tháng 8, chuyên làm các loại bánh và nhân cho bánh trung thu. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là vụ làm mứt Tết cuối năm. Hộ nào ít tầm hai ba chục tấn. Hộ nào nhiều thì làm cả trăm tấn. Vụ này thường bắt đầu từ tháng mười một lịch và kéo dài hai tháng. Sản phẩm của làng chủ yếu là mứt bí, mứt lạc, mứt gừng, mứt cà rốt, mứt dừa… Trong đó, mạnh nhất vẫn là mứt bí với hương vị đặc trưng. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh toàn quốc chủ yếu là: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng…

Thông tin mới nhất mời bạn đọc theo dõi tại đây.

PV

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.