Thứ tư, 06/10/2021, 20:43 PM

Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

(CL&CS) - Sáng ngày 05/10, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức Hội nghị “Kết nối cung cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” dưới hình thức trực tuyến. Hội nghị nhằm tìm ra các giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động lưu thông, kết nối tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân, các nhà sản xuất, phân phối trên khắp cả nước đã và đang phải gồng mình gánh chịu những tác động của đại dịch Covid-19.

Thứ trưởng cho biết, dịch bệnh đã lan rộng, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là việc tiêu thụ nông sản ở cả thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ vậy, đại dịch còn làm ảnh hưởng đến hoạt động cung - cầu, làm đứt gãy chuỗi cung ứng do thiếu nguồn lao động thu hoạch, chế biến và sản xuất; làm hạn chế việc lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương…

Thực hiện nhiệm vụ tại Kết luận số 77-KL/TW về chủ trương khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển kinh tế đất nước do Bộ Chính trị ban hành ngày 5/6/2020, theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, thời gian qua, Bộ Công Thương đã tập trung chủ động triển khai rất quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả nhiều giải pháp và cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao nhằm tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ hoạt động lưu thông, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bền vững, hiệu quả. Hơn nữa, góp phần đưa ra những giải pháp căn cơ, bài bản, mang tính chất lâu dài thông qua tăng cường hoạt động đối thoại đa chiều.

Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị

Thứ Trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại Hội nghị

Thông qua Hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải kỳ vọng, các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, chế biến, nhà phân phối, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các Tổ chức Xúc tiến thương mại quốc tế sẽ chia sẻ những kinh nghiệm, đề xuất và đưa ra các giải pháp tiêu thụ đẩy mạnh xuất khẩu.

“Bộ Công Thương cam kết sẽ tạo thuận lợi tối đa về mặt cơ chế trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của Bộ nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ trong nước và xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng nông sản của các địa phương trong vùng dịch”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Nhấn mạnh thêm ý kiến của Thứ trưởng, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho biết, lưu thông là huyết mạch của nền kinh tế, nếu như không giải được bài toán về lưu thông thì không thể phát triển kinh tế đất nước, ổn định đời sống người dân. Chính vì vậy, trong thời gian dịch bệnh vừa qua, Bộ Công Thương đã khẩn trương vào cuộc, vừa trực tiếp tham gia các Tổ công tác tiền phương, thực địa tại các vùng dịch, vừa tổ chức nhiều cuộc họp, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp để đẩy mạnh kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ nông sản hỗ trợ nông dân, cung ứng đầy đủ hàng hoá thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống…

Chia sẻ về những tác động của đại dịch Covid-19 đến chuỗi cung ứng, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận định, dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới đã làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa ở cả hai chiều cung-cầu.

Ở giai đoạn đầu của dịch bệnh, bên cạnh vấn đề suy giảm tổng cầu, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn cung, bao gồm cả đầu vào nguyên liệu thô và nhân công không đủ đáp ứng. Một số ngành công nghiệp chế biến chịu tác động mạnh như ngành dệt may, da giày do đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, cầu vào giảm mạnh và xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, đặc biệt là xuất khẩu tới các thị trường truyền thống như Mỹ, EU…

Trên thế giới, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng đến vận tải toàn cầu, đẩy chi phí vận tải biển tăng cao kỷ lục, gây ra hiện tượng mất cân bằng vỏ container…

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, sự lây lan của Covid-19 đã và đang làm gián đoạn phương pháp vận hành chuỗi cung ứng toàn cầu khiến doanh nghiệp khó mô hình hóa và đánh giá rủi ro.

“Covid-19 là phép thử mạnh với sức chống chịu của nền kinh tế và doanh nghiệp. Rõ ràng, chuỗi cung ứng trên mọi quốc gia, kể cả Việt Nam, và trên mọi ngành kinh tế đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Dịch bệnh đã khiến doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về vai trò của hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng đối với sự sống còn của doanh nghiệp”, Phó Cục trưởng Trần Thanh Hải nhấn mạnh.

Tại Hội nghị bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (TMĐT) cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh, các chương trình do Cục TMĐT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan như Vụ Thị trường trong nước, Cục Xúc tiến thương mại… tổ chức nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, ứng dụng thương mại điện tử đã hỗ trợ đắc lực việc vừa đảm bảo lưu thông hàng hóa vừa phòng chống dịch bệnh. Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, việc kết hợp phương thức phân phối hiện đại-thương mại điện tử và phương thức phân phối truyền thống là giải pháp tất yếu căn cơ cho hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo lưu thông hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Bàn luận về tác động của làn sóng Covid thứ 4 đối với nền kinh tế Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh Võ Trí Thành cho biết, so với cùng kỳ năm trước, doanh số bán lẻ giảm hơn 33% vào tháng 8/2021 và hơn 28% vào tháng 9/2021. Công nghiệp tăng trưởng tốt vào tháng 5, bắt đầu chậm lại vào tháng 6, không có tăng trưởng trong tháng 7, bắt đầu giảm mạnh vào tháng 8 và tiếp tục giảm mạnh vào tháng 9. Đa số các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo suy giảm vào tháng 8. Trong khi đó, xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng mạnh, ước tăng 18,8% trong 9 tháng đầu năm.

 Ngoài ra . đại diện một số doanh nghiệp cũng cho biết, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn vì dịch bệnh, song doanh nghiệp cam kết đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Công Thương và địa phương nhằm cung ứng hàng hoá đầy đủ cho người dân trong mọi hoàn cảnh.

Thanh Tùng

Bình luận

Nổi bật

Doanh nghiệp lưu ý 5 bước quản lý dưa hấu trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Doanh nghiệp lưu ý 5 bước quản lý dưa hấu trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:46

(CL&CS) - Theo đánh giá từ Bộ NN&PTNT, năm 2024, thời tiết thuận lợi, người trồng dưa hấu ở các tỉnh phía Nam có vụ mùa bội thu, bán được giá tốt, thu lãi lớn. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu của thị trường Trung Quốc, Cục Hải quan Lạng Sơn khuyến nghị các doanh nghiệp (DN) cần nghiên cứu các quy định, yêu cầu kiểm dịch thực vật tại Thông báo số 184 ngày 15/12/2023 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Trong đó, DN, thương nhân cần lưu ý 5 bước quản lý mặt hàng dưa hấu trước khi xuất khẩu (XK) sang Trung Quốc.

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

Phát triển nông nghiệp thông minh giúp tăng năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 10:26

(CL&CS) - Cuộc cách mạng dữ liệu đang diễn ra trong nông nghiệp. Không thể đánh giá thấp tiềm năng biến đổi của nông nghiệp thông minh trong việc giải quyết những thách thức phức tạp mà thế giới chúng ta phải đối mặt ngày nay. Nông nghiệp thông minh và nông nghiệp chính xác tận dụng các công nghệ như máy bay không người lái trong nông nghiệp, robot, cảm biến IoT, GPS và hệ thống thông tin quản lý trang trại để nâng cao hiệu quả sản xuất.

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

[INFOGRAPHIC] Việt Nam phấn đấu vào top 3 ASEAN về tốc độ tăng năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:22

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký quyết định 1305/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quốc gia về tăng năng suất lao động đến năm 2030.