JVC và bài học về minh bạch thông tin

(NTD) - Sau 17 phiên giảm giá liên tục, bất ngờ cổ phiếu JVC của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật đảo chiều tăng trở lại. Tại thời điểm ngày 6/7, JVC đã có 3 phiên tăng trần liên tục. Tuy nhiên, đây vẫn là bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp niêm yết về việc minh bạch thông tin.

Mất 178,9% giá trị

Tiêu điểm đối với cổ phiếu JVC là vào ngày 6/7 vừa qua, mặc dù đang bị đưa vào diện cảnh báo, nhưng cổ phiếu này tiếp tục tăng trần với mức tăng 600 đồng/cổ phiếu, tương ứng 6,9% từ 8.100 đồng/cổ phiếu lên 9.200 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, JVC đã giảm sàn liên tiếp 17 phiên vì những thông tin tiêu cực liên quan tới nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Lê Văn Hướng đã khiến nhà đầu tư choáng váng khi cổ phiếu này mất đi tới 178,9% giá trị. Chịu thiệt hại nặng nề nhất là các quỹ đầu tư ngoại, trong đó tài sản của cổ đông lớn nhất là Quỹ đầu tư công nghiệp DI Asian Industrial Fund-DIAIF (Nhật) với tỷ lệ sở hữu 19,35%, tương ứng 21.767.970 Cổ phiếu, tổng giá cổ phiếu bị bay hơi là khoảng 296 tỷ đồng.

JVC

Sau 17 phiên giảm giá liên tục, bất ngờ cổ phiếu JVC của CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật đảo chiều tăng trở lại.

Nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường chứng khoán và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, từ ngày 22-26/6/2015, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) đã tiến hành bán giải chấp 2.189.310 cổ phiếu của ông Lê Văn Hướng làm giảm tỷ lệ sở hữu của ông Hướng tại JVC từ mức 13.335.987 cổ phiếu xuống còn 11.146.677 cổ phiếu.

Sau khi JVC xuất hiện tin đồn xấu, mặc dù sau đó, ông Hướng đã gửi tâm thư ngỏ ý xin lỗi các nhà đầu tư, nhưng do JVC thực hiện quá trễ việc đính chính, cũng như công bố thông tin khiến giá cổ phiếu JVC rơi tự do một cách mạnh mẽ. Về việc công bố thông tin, Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (Hose) cho biết: “Trong giai đoạn xuất hiện tin đồn xấu về CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật, chúng tôi nhận thấy công ty này chưa công bố thông tin đầy đủ, đặc biệt nhưng thông tin quan trọng, có ảnh hưởng đến quyền lợi nhà đầu tư. Do đó, chúng tôi đã đề xuất với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) và đã được UBCKNN chấp thuận đưa cổ phiếu JVC vào diện cảnh báo vì đã vi phạm quy định công bố thông tin”.

JVC
Cổ phiếu JVC sau 17 phiên giảm giá liên tiếp đã bật tăng trở lại .

Cam kết của tân lãnh đạo JVC

Mới đây, JVC đã tiến hành buổi gặp mặt các nhà đầu tư tại Hà Nội với mục tiêu chia sẻ định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. Tại buổi gặp mặt, ông Hosono Kyohei, tân Chủ tịch HĐQT JVC và cũng là người đại diện phần vốn của DIAIF tại đây đã gửi lời xin lỗi đến các nhà đầu tư vì những khó khăn và thiệt hại gặp phải trong sự việc ông Lê Văn Hướng bị bắt tạm giam.

Ông nói thêm, trong thời gian qua với sự vắng mặt của ông Lê Văn Hướng, JVC đã phải đối mặt với nhiều khó khăn. Sau khi ông Hướng vắng mặt để hợp tác điều tra, ngoài các tin đồn trên thị trường, ngay cả một số bệnh viện cũng tỏ ra e dè khi bàn tới việc hợp tác với JVC. Một số dự án đang tham gia đấu thầu đã bị ngưng lại. Đáng chú ý, ông Hướng có nhiều mối quan hệ với các bệnh viện tại Việt Nam và cũng có kỹ năng bán hàng tốt, nên sự vắng mặt này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động kinh doanh của JVC trong thời gian trước mắt.

Về đội ngũ lãnh đạo, ông Kyohei cũng cho biết JVC hiện đang gặp phải khó khăn lớn. Mới đây, JVC đã quyết định tái cấu trúc bằng cách đưa các thành viên của DIAIF tạm thời tham gia Ban điều hành JVC. Trong đó, bà Vũ Thị Thúy Hằng làm Giám đốc tài chính, bà Hồ Bích Ngọc tiếp tục đảm nhận vị trí kế toán trưởng.

Vị tân lãnh đạo JVC cũng khẳng định, ban điều hành mới sẽ cố gắng hết sức để đưa công ty hoạt động trở lại bình thường. Công ty sẽ giao trách nhiệm nhiều hơn cho các cấp trưởng phòng chứ không chỉ nghe theo mệnh lệnh từ trên xuống dưới như trước đây dưới thời ông Hướng. Đồng thời, JVC cũng sẽ phải thiết lập lại các mối quan hệ với các bạn hàng và nhà cung cấp.

Khoảng 90% các nhà cung cấp của JVC (cung cấp thiết bị y tế vào thị trường Việt Nam) là công ty Nhật Bản như Hitachi, Fujifilm, Konica... Những công ty này hiện là đối tác của JVC, đồng thời cũng là đối tác của DIAIF tại Nhật Bản.

Kết thúc quý 1/2015, JVC có khoản phải thu khách hàng là 651 tỷ đồng. Số dư hàng tồn kho là 347 tỷ đồng, loại trừ hàng tồn kho đã được sử dụng thế chấp các khoản vay tại ngân hàng gần 184 tỷ đồng, giá trị hàng tồn kho tại ngày 31/3/2015 là 163 tỷ đồng. Số dư tiền và tương đương tiền hơn 781 tỷ đồng, bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn được trình bày ở mục đầu tư ngắn hạn.

 Ánh Hoa

 

Bình luận

Nổi bật

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

Rạng Đông kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm nhà máy

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:35

(CL&CS)- Mới đây tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông đã long trọng tổ chức Lễ Báo công, kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Công ty (28/4/1964 - 28/4/2024) và 20 năm thành lập Công ty Cổ phần (15/7/2004 - 15/7/2024) với chủ đề “Khát vọng Rạng Đông - 60 năm hành trình theo chân Bác”.

Cựu Chủ tịch ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng vừa qua đời: 15 năm làm 'thuyền trưởng' trước khi trao truyền cho con trai, từng là nhà giáo

Cựu Chủ tịch ngân hàng ACB Trần Mộng Hùng vừa qua đời: 15 năm làm 'thuyền trưởng' trước khi trao truyền cho con trai, từng là nhà giáo

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 10:38

Trên trang cá nhân của mình, ông Trần Hùng Huy - Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB thương tiếc báo tin người cha của mình - ông Trần Mộng Hùng đã qua đời.

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

Ông Kou Kok Yiow trở thành Chủ tịch Bamboo Capital thay ông Nguyễn Hồ Nam

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:59

(CL&CS) - Ngoài kế hoạch kinh doanh ấn tượng giai đoạn 2024-2028 được Bamboo Capital đặt ra, AGM 2024 còn đánh dấu sự kiện đặc biệt khi ông Kou Kok Yiow thay thế ông Nguyễn Hồ Nam ở vị trí Chủ tịch HĐQT.