Infinity Land chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu – trái chủ biết tìm ai?

Câu chuyện nợ trái phiếu, và những chuyện thế chấp 1 lần - 2 lần... vẫn tiếp tục là đề tài nóng mỗi khi có những vấn đề tương tự được nói tới.

Infinity Land chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu

CTCP Infinity Land công bố thông tin bất thường về việc chậm thanh toán gốc, lãi trái phiếu InfinityH2127001.

Theo đó Infinity Land cho biết ngày 3/8/2023 là ngày đến hạn thanh toán theo kế hoạch số tiền hơn 157,2 tỷ đồng gốc, lãi trái phiếu. Tuy vậy do tình hình tài chính thị trường giao dịch bất động sản diễn biến không thuận lợi, dẫn đến công ty chưa thu xếp đủ nguồn thanh toán gốc, lãi trái phiếu đúng hạn. Công ty đang tiến hành xin ý kiến người sở hữu trái phiếu.

Lô trái phiếu InfinityH2127001 phát hành ngày 3/2/2021, kỳ hạn 72 tháng, đáo hạn vào 3/2/2027. Lô trái phiếu có giá trị 450 tỷ đồng. Thông tin cụ thể về lô trái phiếu này không nhiều.

Trước đó, cùng ngày 3/2/2021 Infinity Land có giao dịch đảm bảo với ngân hàng, tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu này là “toàn bộ quyền đòi nợ, quyền yêu cầu thanh toán, quyền được bồi thường, quyền được thụ hưởng bảo hiểm và lợi ích của Infinity Land phát sinh từ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp giữa Infinity Land và bà Lương Bích Hường, liên quan đến việc chuyển nhượng 100% phần vốn góp (tương ứng 563 tỷ đồng), của bà Lương Bích Hường tại Công ty TNHH Realtalk” cho Infinity Land. Số cổ phần này tương ứng bằng 100% vốn điều lệ của Công ty TNHH Realtalk.

Có thể tạm hiểu, tài sản đảm bảo của Infinity Land tại ngân hàng là phần vốn góp tương ứng 100% vốn điều lệ của Realtalk, phần vốn góp này do bà Lương Bích Hường chuyển nhượng cho Infinity Land.

Ở một diễn biến khác, cùng thời gian, Công ty TNHH Realtalk lại mang 19,8 triệu cổ phần của CTCP Tập đoàn AE (tương ứng 99% vốn điều lệ của Tập đoàn AE) đi thế chấp cũng tại cùng một ngân hàng.

Chưa hết, cùng lúc đó Tập đoàn AE mang toàn bộ quyền tài sản và lợi ích của Tập đoàn phát sinh tại dự án Khu đô thị sinh thái biển AE Resort - Cửa Tùng Quảng Trị tại xã Vĩnh Thạch và thị trấn Cửa Tùng huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị do do tập đoàn AE là Chủ đầu tư thế chấp và cũng tại ngân hàng đó.

Quyền tài sản bao gồm cả quyền đòi nợ, quyền phải thu, quyền thụ hưởng, máy móc thiết bị, các khoản lợi thu được từ việc kinh doanh khai thác quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, tất cả các nguồn thu của Dự án.

Tìm hiểu thêm về bộ 3 Infinity Land – Realtalk - Tập đoàn AE

Những thông tin giao dịch đảm bảo quanh lô trái 450 tỷ đồng nói trên có sự xuất hiện của 3 cái tên Infinity Land – Realtalk - Tập đoàn AE.

Infinity Land tiền thân là Công ty TNHH Thương mại và phát triển công nghệ Công Yên, thành lập tháng 1/2015, ban đầu do ông Chu Công Yên làm Giám đốc. Năm 2019 ông Trần Việt Hải thay thế vị trí Giám đốc. Ngành nghề kinh doanh là bán buôn đồ dùng gia dụng, sửa chữa thiết bị nghe nhìn điện tử gia đình. Cùng thời gian năm 2019 công ty đổi tên thành CTCP Infinity Land như hiện nay.

Năm 2019 cũng là thời điểm Infinity Land tiến hành tăng vốn điều lệ “khủng”, từ 1,8 tỷ đồng lên đến 300 tỷ đồng, tương ứng gấp 166 lần. Danh sách cổ đông sáng lập có ông Trần Việt Hải (60%), bà Nguyễn Thị Thảo (39,5%) và ông Nguyễn Hoàng Thọ (0,5%). Trong danh sách người quản lý của công ty có bà Nguyễn Thị Thảo, sinh năm 1992 là kế toán trưởng. Tháng 6/2020 công ty có thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1982 là Tổng Giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Nói thêm về bà Nguyễn Thị Thảo, kế toán trưởng của Infinity Land, một thông tin đáng chú ý là, trước đó tháng 8/2018 cá nhân bà Thảo từng có một giao dịch đảm bảo cho khoản vay 800 tỷ đồng tại cùng ngân hàng nói trên. Đứng tên hợp đồng thế chấp cùng bà Thảo là ông Nguyễn Tiến Trung, có cùng địa chỉ. Tài sản thế chấp là 10.005.800 cổ phần tương ứng 10,21% vốn điều lệ của CTCP Tư vấn đầu tư và thương mại Tân Phương Đông.

Realtalk – doanh nghiệp thành lập tháng 8/2015, trước đó do ông Lưu Bá Tuân làm Giám đốc với ngành nghề đăng ký là quảng cáo, nghiên cứu thăm dò thị trường và xúc tiến thương mại.

Tháng 8/2020 bà bà Lương Bích Hường lên làm Giám đốc. Tháng 12/2020 - trước thời điểm Infinity Land phát hành trái phiếu khoảng 2 tháng, Realtalk bất ngờ tiến hành tăng vốn điều lệ “khủng” từ 3 tỷ đồng lên 563 tỷ đồng, tương ứng gấp 187 lần – còn khủng hơn cả việc tăng vốn của Infinity Land.

Tập đoàn AE tiền thân là CTCP Kinh doanh và quản lý bất động sản AE Việt Nam, thành lập tháng 10/2016, do ông Dương Hồng Thủy, sinh năm 1986 làm Giám đốc. Công ty có 3 cổ đông sáng lập là ông Dương Hồng Thủy (45%), ông Hoàng Văn Khương (45%) và Nguyễn Thị Ngọc Hà (10%). Vốn điều lệ 20 tỷ đồng.

Tháng 3/2018 Tập đoàn AE tăng vốn khủng từ 20 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không đổi. Tuy vậy sau đó không lâu cơ cấu cổ đông đã thay đổi, ông Hoàng Văn Khương không còn sở hữu cổ phần; bà Ngọc Hà và ông Dương Hồng Thủy đều hạ tỷ lệ sở hữu.

Mới đây, tháng 3/2022 Tập đoàn AE có thay đổi nhân sự mới, ông Lê Thanh Tùng lên là, Tổng Giám đốc thay ông Thủy.

Tập đoàn AE được biết đến là chủ đầu tư Dự án Khu đô thị sinh thái biến AE Resort Cửa Tùng, tại Vịnh Mốc, Vĩnh Linh, Quảng Trị. Dự án có quy mô 36,11ha với thiết kế có 328 căn biệt thự, 71 căn shophouse, 2 blok condotel (300 căn). Thời gian bàn giao dự kiến trong tháng 8/2021.

Screenshot 2023-08-02 at 16.44.00

Theo tin từ Báo đầu tư, Dự án được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 4/2018 và khởi công vào tháng 6/2019. Tuy vậy sau khi khởi công không lâu, dự án dừng thi công. UBND huyện Vĩnh Linh năm 2021 đã có văn bản đề xuất lên tỉnh để yêu cầu nhà đầu tư quay lại thực hiện dự án, nếy khong sẽ xem xét thu hồi. Tập đoàn AE lúc đó đã lên tiếng rằng đang cơ cấu lại, xin gia hạn thời gian. UBND tỉnh cũng đã cân nhắc cho chủ đầu tư giãn tiến độ đến 31/12/2022. Tuy nhiên hết thời gian Tập đoàn AE vẫn chưa thực hiện.

Kịch bản nào sẽ xảy ra?

    *Quay trở lại với lô trái phiếu 450 tỷ đồng của Infinity Land – kỳ lạ là, doanh nghiệp có vốn điều lệ chỉ 300 tỷ đồng vẫn được thu xếp phát hành lô trái phiếu 450 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo là 100% cổ phần của công ty khác – Realtalk - thế chấp tại ngân hàng.

   *Công ty khác (Realtalk) này cũng mới tăng vốn điều lệ khủng ngay trước thêm Infinity Land phát hành trái phiếu. Đáng chú ý, công ty này cũng có giao dịch thế chấp 99% vốn điều lệ của 1 công ty khác tại cùng một ngân hàng.

   *Công ty được Realtalk thế chấp vốn cổ phần là Tập đoàn AE, lại đang đưa dự án của mình làm chủ đầu tư thế chấp, cũng tại ngân hàng đó. Trong khi đó dự án thực hiện đang “treo” nhiều năm chưa có dấu hiệu khởi công lại.

Với khoản tiền lãi 157 tỷ đồng đến hạn, kịch bản nào sẽ xảy ra?

   -Nếu Infinity Land xoay được tiền – là tin vui lớn nhất cho trái chủ.

    -Nếu Infinity Land đàm phán được với trái chủ, tin vui cho Infinity Land.

   -Trường hợp 2 bên không có tiếng nói chung, điều gì sẽ xảy ra? liệu cổ phần Realtalk có bị đưa ra bán? Và bán có dễ khi số cổ phần thế chấp tương ứng 100% vốn điều lệ Realtalk, trong khi bản thân Realtalk lại đang có giao dịch đảm bảo tại ngân hàng?

Câu chuyện thế chấp 1 lần – 2 lần đã xảy ra và cũng đã được nhắc tới nhiều. Vấn đề lô trái phiếu của Infinity Land, giải quyết thế nào vẫn phải chờ đợi kết qủa đàm phán với trái chủ.

 

 

Thủy Trúc

Bình luận

Nổi bật

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.