“Hơn 1.000 dự án bất động sản đang “bất động” chưa được triển khai

Đây là thông tin được ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) chia sẻ mới đây.

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA).

Ông Nguyễn Văn Đính - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA).

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), sức khỏe của các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) hiện nay rất suy yếu, bản thân doanh nghiệp BĐS phát triển đầu tư kinh doanh để đưa nguồn cung vào thị trường, tuy nhiên theo thống kê trên cả nước có hơn 1,000 dự án bất động sản đang nằm “bất động” chưa được triển khai.

Theo thống kê của VNREA, trong nửa đầu năm 2024, có hơn 27.3 ngàn sản phẩm BĐS mới được tung ra thị trường, tương đương khoảng 15% so với năm 2018-2019, nhưng vẫn còn khá thấp so với lúc thị trường phát triển bình thường.

Giao dịch đạt hơn 22.3 ngàn sản phẩm với tỷ lệ hấp thụ mạnh, tương đương 80% nguồn cung. Tuy nhiên, chỉ đạt khoảng 20% so với thời điểm năm 2018-2019, cho thấy lực cầu của thị trường đang giảm tới 80% so với năm 2018-2019.

“Nhu cầu giảm mạnh vậy thì các doanh nghiệp BĐS sẽ gặp nhiều khó khăn, khó mà sống được”, đại diện VNREA chia sẻ.

Theo ông Đính, cấu trúc sản phẩm trong nửa đầu năm chủ yếu là đất nền chiếm 46%, trong khi căn hộ bình dân chỉ 7%, còn nhà ở xã hội thì quá ít, chiếm rất nhỏ. Ngay cả gói 120 ngàn tỷ để giải ngân là chính sách mạnh của Chính phủ để hỗ trợ cho các loại sản phẩm này nhưng từ đầu năm đến nay mới chỉ giải ngân chưa được 1%.

“Tuy giá BĐS trên thị trường đã giảm nhiệt nhưng trong bối cảnh 3-4 năm vừa khủng hoảng, dịch bệnh lẫn khó khăn kinh tế mà giá BĐS vẫn tăng”, ông Đính nhấn mạnh.

Nguyên nhân theo đại diện VNREA là đến từ các vấn đề thể chế, tạo rào cản, không giải quyết được các vướng mắc dự án BĐS.

Thực tế, thời gian vừa qua đã có rất nhiều đổi mới, đặc biệt sự quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn, khẩn trương đưa các luật vào thị trường. Tuy nhiên, đại diện VNREA vẫn cảm thấy rất băn khoăn do còn nhiều vấn đề trong qua trình thực thi, phát triển các dự án đầu tư, nếu như các nghị định ban hành ra mà vẫn chưa thực sự tháo gỡ thì vẫn sẽ tiếp tục có điểm nghẽn.

Phó Chủ tịch VNREA cũng cho hay, các doanh nghiệp hiện nay vừa mừng lại vừa lo, mừng vì Chính phủ rất quyết liệt đẩy nhanh giải quyết các vấn đề về thể chế. Nhưng lo vì còn đâu đó trong các nội dung về quy định vẫn còn vướng.

Chính phủ cũng đang tác động rất mạnh tới nhà ở xã hội, nhưng phân khúc này hiện đang có rất nhiều vấn đề về lợi ích doanh nghiệp, đối tượng khách hàng,..

Minh Đức (T/H)

Bình luận

Nổi bật

Hơn 63.200 khách hàng của LPBank vùng bão lũ sẽ được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay

Hơn 63.200 khách hàng của LPBank vùng bão lũ sẽ được hỗ trợ giảm lãi suất cho vay

sự kiện🞄Thứ sáu, 20/09/2024, 20:53

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank) vừa triển khai gói vay ưu đãi trị giá lên đến 8.000 tỷ đồng dành cho khách hàng mới, đồng thời hỗ trợ khách hàng hiện hữu bằng việc giảm lãi suất cho vay lên tới 2%, nhằm giúp người dân tái thiết, phục hồi sản xuất kinh doanh sau bão lũ. Đây được xem là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc triển khai các gói hỗ trợ thiết thực cho người dân, doanh nghiệp ở vùng gặp khó khăn sau thiên tai.

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới thị trường bất động sản có xu hướng tăng

Mức độ quan tâm của nhà đầu tư tới thị trường bất động sản có xu hướng tăng

sự kiện🞄Thứ sáu, 20/09/2024, 20:53

Theo giới chuyên gia, thị trường bất động sản đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất, hiện tại thị trường đã xuất hiện tín hiệu tích cực. Từ đó, mức độ quan tâm đến thị trường bất động sản của nhà đầu tư đã có xu hướng tăng: tăng về giao dịch, lượng tìm kiếm và cả nguồn cung mới ra thị trường.

“Điểm rơi” của dòng tiền từ nay đến cuối năm sẽ chảy vào đất nền đấu giá?

“Điểm rơi” của dòng tiền từ nay đến cuối năm sẽ chảy vào đất nền đấu giá?

sự kiện🞄Thứ sáu, 20/09/2024, 20:52

Giới chuyên gia cho răng, khi phân khúc chung cư đã đạt mức giá cao kỷ lục thì ở phân khúc đất nền với pháp lý “sạch” sẽ trở nên hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Bên cạnh đó, nỗi lo giá đất tăng cao sau khi Luật Đất đai 2024 và các luật liên quan có hiệu lực từ ngày 1/8 khiến người dân đổ xô đi đấu giá. Chưa kể, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 cũng “siết” phương thức phân lô, bán nền, dẫn đến nguy cơ khan hiếm đất nền, nên giới đầu tư muốn nhanh chân tìm kiếm các lô đất nền để găm giữ.