Thứ năm, 27/06/2024, 22:16 PM

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

TP. Hà Nội đang chỉ đạo các Sở, ngành tiếp tục thực hiện công tác tổ chức phân loại thành các nhóm dự án chậm triển khai, có kết luận đối với từng dự án để làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp.

Tại báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 8/4/2022 của UBND TP. Hà Nội gửi HĐND thành phố, UBND TP. Hà Nội xác định công tác xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm tiến độ, chậm triển khai là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục; đã xây dựng kế hoạch thực hiện, tập trung rà soát số lượng và tổ chức xử lý có trọng tâm, trọng điểm đối với 712 dự án.

Theo thông tin từ báo Tiền Phong, kết quả chỉ đạo xử lý lũy kế đến ngày 15/6/2024 (dự kiến kết quả thực hiện đến hết tháng 6/2024): 705 dự án (chiếm 99% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 11.345ha đất đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và chỉ đạo xử lý, giao các đơn vị tiếp tục giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ đầu tư, đưa đất vào sử dụng; 7 dự án (chiếm 1% tổng số 712 dự án) với tổng diện tích 88,5ha đất, đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để đề xuất phương án xử lý.

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Cụ thể, với 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất: có 134 dự án (chiếm 99,3% trong tổng số 135 dự án) với tổng diện tích 1253,1ha đất được đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai, tiếp tục giám sát theo quy định của pháp luật; 1 dự án với diện tích 6,9ha đất (chiếm 0,7% trong tổng số 135 dự án). Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để xem xét phương án xử lý theo quy định.

Đối với 404 dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất: có 196 dự án (chiếm 48,5% tổng số 404 dự án) với tổng diện tích 1951,7ha đất được đưa ra khỏi danh sách hoặc đã chỉ đạo xử lý, tiếp tục giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật; 208 dự án (chiếm 51,5% trong tổng số 404 dự án) với tổng diện tích 1.225,3ha đất đã có chỉ đạo thực hiện, tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19 theo quy định của pháp luật; 73 dự án với tổng diện tích 125,7ha đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, UBND thành phố quyết định gia hạn sử dụng đất 24 tháng và Chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng (trong đó: 42 dự án được kéo dài thời gian gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19 theo quy định của pháp luật); 135 dự án với tổng diện tích 1.099ha đất, đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; UBND thành phố giao các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện giám sát, tiếp tục đôn đốc thực hiện đối với từng dự án.

Còn lại là 173 dự án do UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất mới, tiếp tục kiến nghị xử lý, gồm 80 dự án (chiếm 46,2% tổng số 17 dự án) với tổng diện tích 5884,7ha đất được đưa ra khỏi danh sách hoặc đã chỉ đạo xử lý, tiếp tục giám sát thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trong đó, 93 dự án (chiếm 53,7% trong tổng số 173 dự án) với tổng diện tích 1.111,8ha đất đã có chỉ đạo thực hiện, tiếp tục giám sát, đôn đốc và tổ chức hậu kiểm sau thời gian gia hạn 24 tháng, thời gian kéo dài gia hạn 24 tháng do nguyên nhân bất khả kháng dịch bệnh Covid-19 theo quy định của pháp luật;

37 dự án với tổng diện tích 205ha đất, đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp thêm cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian gia hạn 24 tháng.

50 dự án với tổng diện tích 825,2ha đất, đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; UBND thành phố giao các Sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện giám sát, tiếp tục đôn đốc thực hiện đối với từng dự án.

6 dự án với tổng diện tích 81,6ha đất, đã có quyết định chủ trương nhưng chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục rà soát để xem xét phương án xử lý theo quy định.

Dẫn tin từ Tạp chí VnEconomy, UBND TP. Hà Nội cho biết, số lượng dự án lớn, trải qua nhiều giai đoạn chính sách, quy định của pháp  luật có nhiều thay đổi; quá trình triển khai dự án có những diễn biến mức độ khác nhau; các thủ tục hành chính liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản quy phạm pháp luật.

Trên cơ sở đó, TP. Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện công tác rà soát dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất; tổ chức phân loại thành các nhóm dự án chậm triển khai; phân công các Sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và có kết luận đối với từng dự án để làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp.

Phương Hà

Bình luận

Nổi bật

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

Lộ diện kế hoạch ‘hồi sinh’ hơn 700 dự án bỏ hoang tại Hà Nội

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 22:16

TP. Hà Nội đang chỉ đạo các Sở, ngành tiếp tục thực hiện công tác tổ chức phân loại thành các nhóm dự án chậm triển khai, có kết luận đối với từng dự án để làm rõ nguyên nhân, đề xuất giải pháp.

Đảm bảo ổn định, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

Đảm bảo ổn định, tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 20:08

(CL&CS) - Dự báo thời gian tới sẽ có nhiều áp lực lên công tác điều hành giá, như tăng lương cơ sở, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá đối với các mặt hàng Nhà nước quản lý… nên Chính phủ đã liên tục có chỉ đạo về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá.

Nhà ga lâu đời nhất Việt Nam do Pháp xây dựng tại thành phố ngàn hoa được công nhận là điểm du lịch

Nhà ga lâu đời nhất Việt Nam do Pháp xây dựng tại thành phố ngàn hoa được công nhận là điểm du lịch

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 19:59

Được xem là nhà ga cổ kính nhất còn sót lại ở Việt Nam, ga này vừa được công nhận là điểm du lịch.