Dữ liệu cũ
Thứ tư, 29/04/2015, 17:07 PM

Hội nhập kinh tế: Cuộc chiến “tìm chỗ đứng” của hàng Việt

(NTD) - Vào cuối năm nay, hàng ngàn mặt hàng phi thuế quan có hiệu lực khiến cho cuộc chiến tìm chỗ đứng ngay trên thị trường nội địa của hàng Việt Nam ngày càng gian khó. Hàng ngoại chất lượng khá tốt, mẫu mã bắt mắt, giá lại rẻ hơn trước nhờ giảm thuế là “thước đo” thực sự cho “sức khỏe” của hàng Việt.

Nông nghiệp Việt trước sức ép lớn

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) gồm 10 quốc gia thành viên với dân số hơn 600 triệu người, tạo ra GDP hàng năm hơn 2.000 tỷ USD, dự kiến sự kiện thành lập AEC sẽ thực thi vào cuối năm 2015. Ngoài ra, hàng loạt mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc, New Zealand, Trung Quốc, Ấn Độ cũng sẽ được cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình cam kết của Hiệp định Thương mại hàng hóa. Khi các nền kinh tế trong khu vực ASEAN và các nước hội nhập, đây là điều kiện tốt để các nền kinh tế giao thương, hợp tác đầu tư. Nhưng với hàng hóa Việt Nam thì đây là thách thức không nhỏ về khả năng “tìm chỗ đứng” trên thương trường.

Trong năm 2015, nhiều dòng thuế hàng nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước ASEAN sẽ giảm xuống 0%. Cụ thể, từ ngày 1/1/2015, Việt Nam sẽ đưa thêm 1.720 dòng thuế (khoảng 18% tổng số dòng thuế) xuống thuế suất 0%, mức thuế được bãi bỏ đa phần là 5%. Số lượng 687 dòng thuế còn lại (chiếm 7% biểu thuế) sẽ về 0% vào năm 2018. Khi bỏ thuế, sản phẩm của ngành nông nghiệp Việt Nam chịu tác động mạnh nhất vì phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của Thái Lan, Malaysia, Singapore…

Hoi nhap kinh te - Cuoc chien tim cho dung cho han

Sản phẩm Việt vất vả vì cạnh tranh với doanh nghiệp ngoại.

Điển hình, Tập đoàn công nghiệp CP Thái Lan không chỉ là doanh nghiệp hàng đầu châu Á về trồng trọt và chăn nuôi mà còn là nhà sản xuất thực phẩm lớn. Tại Việt Nam, CP thành công trong lĩnh vực chăn nuôi heo và gia cầm suốt 17 năm qua và gần đây, lấn sân sang lĩnh vực chế biến thực phẩm như thịt gà chiên, xúc xích và sắp tới là thức ăn nhanh.

Ông Santi Sanuansat, Giám đốc Truyền thông Công ty TNHH Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cho biết, CP đang xúc tiến xây dựng một nhà máy chế biến thức ăn nhanh gồm các sản phẩm như há cảo, bánh bao, xíu mại, cơm hộp… tại TP.HCM. Việc xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn nhanh tại Việt Nam là thực hiện quy trình sản xuất khép kín trong nông nghiệp “từ trang trại đến bàn ăn” của CP.

Còn ông Hong Won Sik, Tổng giám đốc Lotte Mart Việt Nam bày tỏ, hàng Việt Nam bán tại các siêu thị Lotte Mart ở Hàn Quốc rất được người tiêu dùng ưu chuộng. Từ tháng 10 tới, chương trình “Sản phẩm thương hiệu Việt tiêu biểu” sẽ có hơn 100 sản phẩm là hàng Việt sẽ được tiêu thụ tại 109 cửa hàng Lotte Mart tại Hàn Quốc.

Cộng đồng doanh nghiệp Việt chuẩn bị “đề kháng” tới đâu?

Hội nhập kinh tế, người tiêu dùng sắp được mua hàng ngoại với giá rẻ hơn, nhưng doanh nghiệp Việt lại đối diện nguy cơ lớn về mất thị phần.

Hàng Việt đi Hàn Quốc do Lotte làm cầu nối, nhưng ở chiều ngược lại nhiều mặt hàng nông sản của Hàn Quốc cũng nhập khẩu về Việt Nam tiêu thụ. Cụ thể, nhằm mở rộng đầu tư thương mại, ký kết mua bán hàng hóa giữa hai nước Việt- Hàn, trong tháng 3/2015, Công ty TNHH Thương mại Lotte Việt Nam đã nhập khẩu một số loại nấm của Hàn Quốc về tiêu thụ tại Việt Nam. Các loại nấm của Hàn Quốc như nấm kim châm tiêu thụ tại các siêu thị Lotte Việt Nam giá 13.500 đồng/gói 200g; nấm đùi gà giá 22.500 đồng/gói 200g, nấm yến giá 25.000 đồng/gói 200g.

Bà Trần Thị Lan, Giám đốc Công ty TNHH Lan Huệ (Q.Bình Tân) chia sẻ: “Sản phẩm của công ty có 90% tiêu thụ nội địa, trước đây việc sản phẩm tìm chỗ đứng trên thị trường đã khó, nay các mặt hàng cùng loại của các nước giảm thuế xuống 0% nữa thì cuộc cạnh tranh về giá giữa hàng nội với hàng ngoại sẽ rất quyết liệt”.

Ông Mai Trần Thức, chủ một doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo (Q.Tân Bình) nói, từ đầu năm đến nay, các loại bánh kẹo, bột ngũ cốc của Thái lan tiếp tục gia tăng nhập khẩu vào thị trường Việt Nam với giá rất cạnh tranh. Hàng Thái là hàng ngoại, giá cả xem xem hàng sản xuất trong nước nên người tiêu dùng dễ chọn hàng Thái hơn hàng Việt, đây thật sự là thách thức lớn cho nhà sản xuất của Việt Nam.

Từ tháng 1/2015, chỉ có một số nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi giảm, số còn lại vẫn ở mức giá cũ. Ông Mã Tinh Hồng, Giám đốc Công ty Hân Thịnh (tỉnh Đồng Nai) cho biết, các mặt hàng thức ăn chăn nuôi của doanh nghiệp nội địa sản xuất yếu thế hơn so với sản phẩm nhập khẩu, vì vậy việc giảm thuế nhập khẩu đã tạo sức ép cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp trong nước. “Để cạnh tranh với hàng ngoại giá thấp khi được giảm thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước chỉ còn cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm và tiết giảm tối đa chi phí sản xuất thì mới đủ sức đề kháng”, ông Hồng nói.

Việc hội nhập kinh tế với các nước là điều tất yếu, vấn đề là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị sức “đề kháng” và khả năng “hội nhập” tới đâu. Ông Nguyễn Hữu Bình, chủ một doanh nhiệp sản xuất mỹ phẩm (Q.Tân Phú) nhìn nhận, muốn tồn tại trong “sân chơi” chung với các nước, chỉ còn cách làm sản phẩm mình tốt và giá bán phải cạnh tranh thì mới sống được. Ông Bình coi việc đổi mới chất lượng, mẫu mã sản phẩm là kim chỉ nam mang tính sống còn của doanh nghiệp nội khi tham gia hội nhập với thế giới.

Ảnh: Thế Vinh

Lê Na

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.