Hòa Bình đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng

(CL&CS) - Năm 2023, Hòa Bình đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng, thay vì chỉ 7.500 tỷ đồng như tờ trình trước đó.

Chia sẻ về mục tiêu năm 2023, Chủ tịch Lê Viết Hải nhấn mạnh đây không phải mục tiêu bất khả thi.

Chia sẻ về mục tiêu năm 2023, Chủ tịch Lê Viết Hải nhấn mạnh đây không phải mục tiêu bất khả thi.

Ngày 27/6/2023, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) tổ chức ĐHCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua một số nội dung quan trọng.

Đáng chú ý, xuất hiện tại đại hội cổ đông này có đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp xây dựng tầm cỡ, được lãnh đạo Xây dựng Hòa Bình giới thiệu là đối tác, nhà thầu sẽ cùng công ty thi công dự án Sân bay Quốc tế Long Thành.

Trong số này có ông Bolat Dúienov, Chủ tịch HĐQT Coteccons; ông Nguyễn Khắc Đồng, Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng An Phong; ông Trần Quang Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty Xây dựng Central…

Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC cho biết 5 năm gần đây, ngành xây dựng gặp nhiều biến cố, trong đó có du lịch đô thị, du lịch. Đây là lĩnh vực chủ yếu mang nguồn thu cho Xây dựng Hòa Bình.

Ông Hải nhận trách nhiệm khi để xảy ra một số việc đáng tiếc tại công ty lâu nay vốn xây dựng rất tốt văn hóa doanh nghiệp.

Ông chia sẻ: Trước tiên, tôi xin thay mặt HĐQT chân thành cảm ơn quý cổ đông, khách mời, đối tác,… đã đến tham dự đại hội đồng cổ đông. Chúng tôi rất tiếc đến giờ này tỷ lệ tham dự chưa đủ 50% theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng tôi rất mong tất các quý vị thông cảm. Nhân dịp gặp mặt hôm nay, tôi xin chia sẻ thông điệp đến cổ đông. 2022 và 2023 có thể nói là thời kỳ khó khăn nhất trong suốt 35 năm của Hòa Bình. Riêng 5 năm gần đây là thời kỳ có nhiều biến cố bất lợi đối với ngành xây dựng.

Theo ông Hải, đến ngày 23/6, 89 đối tác đã đồng ý cấn trừ nợ bằng việc mua cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng.

Ông khẳng định khi hoàn tất việc định giá lại tài sản, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược, hoàn thành việc hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế lên đến 2.059 tỷ đồng, thì vốn chủ sở hữu của Xây dựng Hòa Bình không những sẽ trở lại như cũ mà còn cao hơn nhiều.

Với vai trò người đứng đầu, ông Hải xin nhận trách nhiệm này khi chưa xứng đáng với niềm tin, mong mỏi của cổ đông và đã để xảy ra một số sự việc đáng tiếc, ảnh hưởng đến uy tín của ban lãnh đạo và công ty.

Tuy vậy, vị Chủ tịch này cho biết, không hổ thẹn trước một ai. “Tôi đã cố gắng hết sức những gì có thể làm được. Quyết định của tôi khi đưa ra đều ưu tiên đảm bảo lợi ích của cổ đông. Rất mong cổ đông có thể cảm thông với những khó khăn đã qua và kết quả kinh doanh này”, ông Hải chia sẻ.

Tại đại hội, các cổ đông đã thông qua mục tiêu tổng doanh thu 12.500 tỷ đồng trong năm nay, thay vì chỉ 7.500 tỷ đồng như tờ trình trước đó. Kế hoạch lợi nhuận theo đó cũng được điều chỉnh từ mức 100 tỷ đồng lên 125 tỷ đồng. Đồng thời, chỉ tiêu trúng thầu cũng được đặt ra là 17.000 tỷ đồng.

Phát biểu trước cổ đông, Chủ tịch Lê Viết Hải nhấn mạnh đây không phải mục tiêu bất khả thi.

Tổng giám đốc HBC Lê Văn Nam cũng cho biết kế hoạch này được đặt ra trong kịch bản bình thường. Còn với kịch bản xấu nhất, ông dự kiến doanh thu khoảng 9.500 tỷ đồng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận trong năm nay.

Theo Phó chủ tịch HĐQT Lê Viết Hiếu, doanh nghiệp đã sẵn sàng cho kế hoạch tái cấu trúc bao gồm tái cấu trúc tài chính; tái cấu trúc nguồn nhân lực; tái cấu trúc sản phẩm và thị trường; tái cấu trúc hệ thống quản lý; tái cấu trúc hệ thống các công ty thành viên và công ty liên kết.

Trình bày kế hoạch cụ thể, Tổng giám đốc Lê Văn Nam cho hay sẽ phát hành riêng lẻ 274 triệu cổ phiếu phổ thông theo phương thức phát hành riêng lẻ, giá phát hành không thấp hơn 12.000 đồng/cổ phiếu.

Toàn bộ số tiền thu được sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, hoán đổi nợ với đối tác (nhà thầu phụ, nhà cung cấp, nhà sản xuất), thanh toán các khoản nợ vay và đầu tư phát triển dự án.

Ông Hiếu cho biết chiến lược kinh doanh giai đoạn 2024-2026, HBC đặt mục tiêu tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu giảm về 1, dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ dương từ năm 2024 và đạt 600 tỷ đồng vào năm 2026. Trong năm 2024, lãi gộp tăng 6% và lãi ròng tăng 2%. Năm 2026, lãi gộp tăng 9% và lãi ròng tăng 4%.

Về kết quả kinh doanh năm 2022, báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán cho thấy doanh thu thuần của Hòa Bình đạt mốc 14.149 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 2.594 tỷ đồng, trong khi năm 2021 báo lãi 103 tỷ đồng.

Tổng tài sản của nhà thầu xây dựng này tại thời điểm 31/12/2022 là hơn 15.594 tỷ đồng, giảm 5,93% so với năm 2021. Vốn chủ sở hữu gần 1.219 tỷ đồng, giảm 70% so với năm trước đó.

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.