Thứ hai, 29/04/2024, 08:42 AM

Việt Nam có một công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ XX, mất 15 năm để hoàn thành, lưu giữ bức thư gửi hậu thế năm 2.100 mới được mở

Nhà máy thủy điện này được xem là công trình kỳ vĩ của thế kỷ XX.

Từng là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á 

Cách đây hơn 50 năm về trước, Việt Nam thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước là xây dựng một nhà máy thủy điện lớn trên dòng sông Đà để đảm bảo an ninh năng lượng cho sự phát triển đất nước. Lúc đó, Bộ Thủy lợi (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) được giao nhiệm vụ nghiên cứu, khảo sát cũng như đề xuất các phương án lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được chính thức khởi công vào năm 1979

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được chính thức khởi công vào năm 1979

Năm 1971, các chuyên gia Liên Xô được cử sang Việt Nam, phối hợp với các cán bộ, chuyên gia của Bộ Thủy lợi khảo sát, lựa chọn địa điểm, tham gia thiết kế và xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà.

Vào ngày 6/11/1979, công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được khởi công. Những chuyên gia của Liên Xô cùng hàng vạn kỹ sư, công nhân khắp mọi miền Tổ quốc Việt Nam đã có những năm tháng không thể nào quên, với sự quyết tâm, khát khao cháy bỏng mong muốn làm nên những kỳ tích chinh phục dòng sông Đà.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được khánh thành vào năm 1994

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được khánh thành vào năm 1994

Những nỗ lực, cố gắng vượt mọi thời gian, mọi địa hình hiểm trở của con người cuối cùng cũng đã được đền đáp xứng đáng. Qua 9 năm thi công, 14 giờ 10 phút ngày 24/12/1988, tổ máy đầu tiên của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình phát điện lên hệ thống, báo hiệu một thời khắc lịch sử của đất nước và ngành Điện lực Việt Nam. Đến ngày 4/4/1994, tổ máy cuối cùng - tổ máy thứ 8 phát điện lên lưới.

Ngày 20/12/1994, đất nước ta phấn khởi chào mừng sự kiện trọng đại là ngày khánh thành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, đánh dấu kết quả của 15 năm lao động quên mình vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc của hàng vạn cán bộ, công nhân viên và chuyên gia trên công trường lần đầu tiên thi công, xây dựng một công trình vĩ đại của thế kỷ XX.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xem là công trình vĩ đại của thế kỷ XX

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình được xem là công trình vĩ đại của thế kỷ XX

Với 8 tổ máy, tổng công suất đặt 1.920 MW, mỗi năm, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình cung cấp cho đất nước nguồn năng lượng sạch và ổn định trên 8 tỷ kWh điện. Ngay từ khi tổ máy 1 vào vận hành, Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình đã góp phần ổn định, an toàn và kinh tế hệ thống điện. Ngoài ra, công trình này còn tham gia chống lũ, tưới tiêu phục vụ nông nghiệp và giao thông đường thuỷ.  

Ngày 10/9/2023, sau 35 năm đi vào vận hành, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã cán mốc sản lượng 270 tỷ kWh, kết quả này là một mốc son trong 35 năm quản lý vận hành và khai thác hiệu quả công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu này.

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có 8 tổ máy phát điện

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình có 8 tổ máy phát điện

Nhà máy Thủy điện Hòa Bình từng là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á từ năm 1994 cho đến khi kỉ lục này bị phá vỡ bởi Thủy điện Sơn La (khánh thành vào năm 2012). Trải qua 35 năm, Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ đảm bảo điều tiết chống lũ an toàn cho Đồng bằng Bắc Bộ, vừa phát điện đạt hiệu quả cao, góp phần đảm bảo cung cấp điện cho đất nước.

Ngoài ý nghĩa là một công trình công nghiệp quan trọng của đất nước, Nhà máy thủy điện Hòa Bình còn được biết đến là một điểm thăm quan du lịch hấp dẫn đối với du khách gần xa khi đến thăm tỉnh Hòa Bình.

Hàng ngày có rất đông khách du lịch từ khắp nơi trên cả nước đến tham quan công trình thế kỷ

Hàng ngày có rất đông khách du lịch từ khắp nơi trên cả nước đến tham quan công trình thế kỷ

Nhà máy có nhiều hạng mục công trình có giá trị như: nhà truyền thống, nơi lưu giữ bức thư thế kỷ gửi thế hệ mai sau, đài tưởng niệm những công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô hy sinh trên công trình, hồ thủy điện Hòa Bình (Với dung tích gần 10 tỷ km3 và bề dài mặt hồ chỵ suốt 200 km nối liền với tỉnh Sơn La).

Đặc biệt, năm 1995, trên 1 quả đồi cao cạnh đập thủy điện Hòa Bình, Nhà nước đã khánh thành tượng đài Hồ Chí Minh. Đây là tượng đài về Bác Hồ có quy mô lớn với chiều cao 18m bằng đá granit trắng. Công trình đã trở thành một địa chỉ du lịch đặc biệt, không thể thiếu được trong quần thể kiến trúc – văn hóa – xã hội trên sông Đà.

Bức thư bí ẩn trong khối bê tông từ 1983, năm 2100 mới được mở

Ngay trước nhà truyền thống của Nhà máy thủy điện Hòa Bình có một khối bê tông, với hình dáng giống như một kim tự tháp cỡ nhỏ. Xung quanh khối bê tông này được rào chắn cẩn thận, cấm du khách đến gần và chỉ được đứng từ xa quan sát.

Mặt trước của khối bê tông lớn, nặng cả tấn này có tấm biển kim loại, ghi bằng 2 ngôn ngữ Việt Nam và Nga. Trong đó, dòng chữ tiếng Việt ghi rõ: "Nơi đây lưu giữ bức thư của những người xây dựng thủy điện Hòa Bình gửi thế hệ mai sau - thư này sẽ được mở vào ngày 1/1/2100".

Khối bê tông lưu giữ bức thư có hình giống kim tự tháp

Khối bê tông lưu giữ bức thư có hình giống kim tự tháp

Tài liệu lưu giữ tại Nhà máy thủy điện Hòa Bình cho thấy, "bức thư gửi thế hệ mai sau" được đặt vào ngày 30/1/1983. Buổi lễ đặt bức thư được tổ chức trang trọng, có sự tham gia của hàng nghìn người là cán bộ, công nhân xây dựng nhà máy. Đặc biệt có 250 đại biểu thanh niên Liên Xô sang thăm Việt Nam.

Tại buổi lễ đặt bức thư, ông Ngô Xuân Lộc - Tổng chỉ huy công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình - đã đọc thư bằng tiếng Việt, ông Giaseplin đọc bằng tiếng Nga. Hai bức thư sau đó được cuộn lại, cho vào thỏi đồng khoan rỗng, đậy nắp lại rồi bỏ vào lòng khối bê tông.

4 người được lựa chọn dùng tua vít bắt ốc cố định tấm biển "nơi đây cất giữ lá thư gửi các thế hệ mai sau" gồm: Ông Bogachenko - Tổng chuyên viên Liên Xô trên công trình Nhà máy thủy điện Hòa Bình, ông Vũ Mão - Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, ông Ngô Xuân Lộc - Tổng chỉ huy xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình và bà Xavitxkaia - thành viên của Đoàn TNCS Liên Xô sang thăm Việt Nam.

Theo đó, khi nhà máy chuẩn bị được khởi công thì ông Bagachencô, trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô có nói là theo thông lệ ở Liên Xô và một số nước trên thế giới, những người xây dựng đập thủy điện thường viết một lá thư và bỏ vào một chai thủy tinh và chôn vào lòng đập và thường gọi là "lá thư gửi hậu thế".

Nhà truyền thống của thủy điện Hòa Bình - nơi đang lưu giữ bức thư thế kỷ, đến năm 2100 mới được mở

Nhà truyền thống của thủy điện Hòa Bình - nơi đang lưu giữ bức thư thế kỷ, đến năm 2100 mới được mở

Thấy đây là ý tưởng hay nên lãnh đạo Tổng Công ty đã báo cáo lên đồng chí Đỗ Mười, khi đó là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Sau khi được đồng chí Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng và đồng chí Đỗ Mười, lãnh đạo Tổng Công ty mời một số nhà văn, nhà báo, nhà tri thức tham gia viết lá thư.

Tuy nhiên, đồng chí Đỗ Mười cũng đưa ra lời khuyên là vì Việt Nam không có tục lệ này, cho nên không được "chôn" vào lòng đập mà đặt ở chỗ nào trang trọng. Và thế là sau khi bàn bạc với chuyên gia Liên Xô, lãnh đạo Tổng Công ty quyết định đặt lá thư đó vào lòng khối bê tông.

Bức thư này gọi là "bức thư gửi hậu thế", người gửi bức thư hi vọng rằng hàng trăm năm sau khi con đập này không còn hoặc người ta phá đi do không còn hiệu quả phát điện nữa, ai đó mở ra xem sẽ biết rằng, người ta đã xây dựng công trình này như thế nào, khó khăn vất vả ra sao để có nguồn điện cho đất nước.

Tình Hoàng

Bình luận

Nổi bật

Tỉnh đạt top 1 doanh thu du lịch đợt lễ 30/4-1/5 vừa thông xe tuyến đường ven biển 220 tỷ

Tỉnh đạt top 1 doanh thu du lịch đợt lễ 30/4-1/5 vừa thông xe tuyến đường ven biển 220 tỷ

sự kiện🞄Chủ nhật, 12/05/2024, 22:00

Đây được đánh giá là một trong những tuyến đường du lịch ven biển đẹp nhất tại tỉnh này.

Diện mạo đài kiểm soát không lưu 3.500 tỷ đồng tại siêu dự án sân bay lớn nhất Việt Nam: Tạo hình búp sen độc đáo cao tới 123m

Diện mạo đài kiểm soát không lưu 3.500 tỷ đồng tại siêu dự án sân bay lớn nhất Việt Nam: Tạo hình búp sen độc đáo cao tới 123m

sự kiện🞄Chủ nhật, 12/05/2024, 21:59

Khi hoàn thành, đây sẽ trở thành là cơ quan đầu não quan trọng của sân bay lớn thứ 2 Đông Nam Á.

'Siêu cầu' 6.300 tỷ đồng bắc qua sông Cấm 'án ngữ' ở Hải Phòng, thay thế cho cảng biển 150 tuổi

'Siêu cầu' 6.300 tỷ đồng bắc qua sông Cấm 'án ngữ' ở Hải Phòng, thay thế cho cảng biển 150 tuổi

sự kiện🞄Chủ nhật, 12/05/2024, 15:09

Sau 150 năm hoạt động, cảng Hoàng Diệu đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử, "nhường chỗ" cho đại dự án cầu Nguyễn Trãi bắc qua sông Cấm với tổng vốn đầu tư 6.300 tỷ đồng.