Hàng tồn kho gây khó Thế Giới Di Động

(NTD) - Kết thúc 6 tháng đầu năm 2015, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ, mã chứng khoán MWG) ghi nhận kết quả kinh doanh tăng trưởng khả quan. Tuy nhiên, công ty đang gặp khó khi giá trị hàng tồn kho tăng cao.

Hàng tồn tăng

Dù kết quả kinh doanh của TGDĐ 6 tháng đầu năm rất khả quan với doanh thu tăng hơn 55% so với cùng kỳ năm trước (đạt gần 11.000 tỷ đồng), tổng giá trị hàng tồn kho của công ty vẫn gây chú ý với không ít các chuyên gia. Tồn kho đang ở mức 2.429 tỷ đồng, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 36% tổng tài sản của công ty với lượng hàng tồn tập trung chủ yếu ở mặt hàng điện tử.

Theo CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), điểm quan tâm đối với tình hình tài chính của TGDĐ là rủi ro từ hàng tồn kho của sản phẩm công nghệ và dòng tiền dành cho vốn chủ sở hữu thấp. Tỷ số dự phòng tồn kho trên tổng số dư tồn kho đang tăng dần qua các năm, từ mức 0% năm 2011 lên 1,2% năm 2013 và 2,6% năm 2014.

Tỷ lệ này có thể trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai khi nhu cầu thị trường trở nên bão hòa và tốc độ phát triển sản phẩm mới của các nhà sản xuất nhanh hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyết định chi trả cổ tức tiền mặt cho nhà đầu tư.

thế giới di động1
Biểu đồ so sánh hàng tồn kho của TGDĐ tại 30/6/2015 so với 30/6/2014.

Thách thức cũng tăng

TGDĐ có khả năng sẽ giảm biên lợi nhuận trong tương lai. Đó là nhận định của VDSC trước tình hình tài chính diễn ra trong những tháng đầu năm của TGDĐ. Với sự cạnh tranh của các nhà sản xuất điện thoại, giá bán sản phẩm của các nhà sản xuất điện thoại đang trong xu hướng giảm dần nên biên lợi nhuận dành cho nhà bán lẻ có thể sẽ bị giảm, đồng thời cạnh tranh trong ngành gia tăng. Ngoài ra gần 90% doanh thu của TGDĐ đang đến từ bán lẻ sản phẩm điện thoại nên hoạt động công ty sẽ biến động lớn nếu thị trường điện thoại phát triển chậm lại.

Doanh số bán hàng của TGDĐ đang tăng nhanh qua các năm và công ty được hưởng giá ưu đãi mua hàng từ các nhà cung cấp. Tuy nhiên, do các hãng điện thoại đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các nhà sản xuất Trung Quốc nên có khả năng biên lợi nhuận dành cho nhà bán lẻ sẽ dần bị cắt giảm. Đồng thời, mức độ cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam đang gia tăng nên TGDĐ có thể phải đưa ra mức giá cạnh tranh hơn nhằm thu hút khách hàng. Do đó, biên lãi gộp được dự tính sẽ giảm nhẹ trong các năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, TGDĐ hoạt động trong lĩnh vực đặc thù chịu nhiều rủi ro về hàng tồn kho lỗi mốt, giảm giá. Vòng đời các thiết bị di động và điện tử rất ngắn do cuộc chạy đua về công nghệ giữa các tập đoàn lớn trên thế giới. Theo ước tính của Tập đoàn IDC, các thiết bị di động sẽ mất khoảng 20% giá trị sau 1 năm.

Do đó, nếu TGDĐ không quản lý tốt hàng tồn kho và chính sách mua hàng không nhạy bén, rủi ro giảm giá hàng tồn kho rất lớn, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh trong kỳ.

Ngành bán lẻ điện máy vẫn giàu tiềm năng

Mặc dù, có nhiều rủi ro nhưng thị trường bán lẻ điện máy vẫn là một mảnh đất “màu mỡ” cho các doanh nghiệp muốn tìm đến và phát triển.

Theo báo cáo của The Economist Intelligence Unit, thị trường bán lẻ của Việt Nam, cũng như một số quốc gia khác trong khu vực châu Á sẽ rất tiềm năng trong các năm tới. Hai yếu tố quan trọng hỗ trợ thị trường Việt Nam là tỷ lệ gia tăng dân số thuộc tầng lớp trung lưu và mức độ đô thị hóa.

Ông Tô Chính Nghĩa, Phó Tổng Giám đốc Chiến lược và Marketing Hệ thống siêu thị điện máy HC, cho rằng nhu cầu toàn ngành điện máy vẫn ở mức 20%/năm. Đặc biệt, một số ngành như thiết bị di động tăng trưởng lên tới trên 40%. Vị lãnh đạo của Media Mart cũng nhìn nhận, tiềm năng thị trường điện máy đang mở ra cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đây là cuộc chơi khốc liệt, miếng bánh ngon chỉ dành cho những doanh nghiệp chiếm được thị phần tốt nhất, có chiến lược kinh doanh tốt. Vì khi nắm được thị phần và có uy tín nhất định, doanh nghiệp mới có thể kiểm soát được cả nhà cung cấp và hoạt động bán ra.

thế giới di động
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động.

Theo Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015 của TGDĐ, kết quả hoạt động kinh doanh nửa đầu năm của TGDĐ có sự tăng trưởng mạnh với doanh thu đạt 10.859 tỷ đồng, tăng 55,6% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế đạt 586,9 tỷ đồng, tăng 46,6% so với 6 tháng đầu năm 2014 và lợi nhuận sau thuế đạt 455,7 tỷ đồng, tăng 46,2% so với cùng kỳ. Chỉ số lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 3.239 đồng/cổ phiếu, tăng mạnh 46,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với sự tăng trưởng về doanh thu, chi phí tài chính của TGDĐ cũng tăng mạnh 107,2%. Trong đó, chi phí lãi vay tăng 95% so với cùng kỳ năm trước, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 13%, chi phí bán hàng tăng tới 64,5% và chiếm 8,7% doanh thu thuần, cao hơn so với tỷ lệ 8,3% của cùng kỳ năm trước.

Mục tiêu của TGDĐ đặt ra cho năm 2015 là 23.590 tỷ doanh thu và 886 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, như vậy với doanh thu và lợi nhuận đạt được trong 6 tháng đầu năm, TGDĐ đã hoàn thành 46% kế hoạch doanh thu và 51% kế hoạch lợi nhuận.

Ánh Hoa

Bình luận

Nổi bật

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

Năm 2024, PNJ đặt mục tiêu doanh thu 37.148 tỷ đồng, tăng 12%

sự kiện🞄Thứ năm, 28/03/2024, 09:27

(CL&CS) - CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) vừa triển khai định hướng và kế hoạch kinh doanh của năm 2024 với doanh thu tăng 12%, lợi nhuận sau thuế tăng 6% so với năm 2023.

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

Vinacafé Biên Hòa trả cổ tức năm 2023 bằng tiền đến 25.000 đồng/cổ phiếu

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:12

(CL&CS) - Vinacafé Biên Hòa thường xuyên trả cổ tức bằng tiền ở mức cao với hàng chục ngàn đồng cho mỗi cổ phiếu. Công ty dự định chia cổ tức 25.000 đồng/cổ phiếu cho năm 2023.

FPT Retail đặt mục tiêu 100 trung tâm vaccine mở mới trong năm 2024

FPT Retail đặt mục tiêu 100 trung tâm vaccine mở mới trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ tư, 27/03/2024, 13:07

(CL&CS) - Đây là bước tiến quan trọng góp phần hình thành hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe của CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Retail) trong tương lai.