Hà Nội sẽ có 17 cầu vượt bắc qua sông Hồng

(CL&CS) - Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội sẽ có thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng. TP cũng dự kiến xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2), cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở.

Theo đó, ngoài 7 cây cầu hiện có thì Hà Nội quy hoạch GTVT Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519. Theo đó, sẽ có thêm 10 cây cầu bắc qua sông Hồng.

Theo Ban Quản lý đầu tư công trình giao thông Hà Nội, trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, TP dự kiến xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2, cầu Thượng Cát và hai đầu cầu, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở. Trong số này, cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 đã được khởi công từ ngày 9/1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng đang được thi công và dự kiến hoàn thành trong năm 2023.

Cầu Trần Hưng Đạo đã có kết quả thi tuyển phương án kiến trúc và hoàn thành công tác trưng bày, triển lãm và tham vấn ý kiến cộng đồng về kết quả thi tuyển. Sở Kế hoạch Kết trúc đang báo cáo Ban cán sự Đảng UBND TP Hà Nội xin ý kiến của Ban Thường vụ Thành ủy về phương án kiến trúc cầu.

Mô hình thiết kế cầu Trần Hưng Đạo  

Đối với dự án xây cầu Vân Phúc được UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và Công nghiệp đang triển khai thực hiện theo quy định. Còn tại dự án xây dựng cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu đã được Sở GTVT Hà Nội lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định với tổng mức đầu tư hơn 9,4 nghìn tỷ đồng. Hiện đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến thẩm định về chủ trương đầu tư.

Tại dự án xây dựng cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyền vành đai 4. Dự án này đã được Chính phủ thẩm định, chuẩn bị báo cáo trước Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ hợp Quốc hội khóa XV.

Các cầu đang được giao nghiên cứu đầu tư theo hình thức PPP gồm: Cầu Tứ Liên đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc từ 30/3/2020.

Đối với 3 cầu còn lại gồm cầu Thăng Long mới, cầu Ngọc Hồi, cầu Phú Xuyên, Ban Quản lý đầu tư công trình giao thông Hà Nội cho biết hiện nay chưa có văn bản giao nhiệm vụ cho Ban này nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện.

Hà Thu

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.