Dữ liệu cũ
Thứ tư, 26/08/2015, 06:47 AM

Hà Nội: Gắn biển 2 tuyến đường mang tên các vị vua nhà Mạc

(NTD) - Tên hai vị vua Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông vừa được TP Hà Nội gắn lên hai tuyến phố mới thuộc địa bàn phường Yên Hòa, Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Đây là hoạt động thiết thực của TP Hà Nội hướng tới kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng tám và Quốc Khánh mùng 2/9.

Theo đó phố Mạc Thái Tổ được đặt cho đoạn từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến nút giao với phố Trung Kính. Tuyến đường dài 900 mét, rộng 60 mét.

Dọc suốt tuyến phố mới mang tên Mạc Thái Tổ tập trung nhiều tòa nhà, chung cư cao tầng, trường học có lượng dân cư sinh sống đông đúc, giao thông qua lại tấp nập.

IMG_1239111

Tuyến phố Mạc Thái Tổ được TP Hà Nội gắn biển trang trọng tại quận Cầu Giấy. Ảnh: Đức Nguyễn

Mạc Thái Tổ (1483-1541), tên húy là Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương (nay là huyện Kiến Thụy, Hải Phòng). Ông là người sáng lập ra triều đại nhà Mạc, ở ngôi từ năm 1527 đến hết năm 1529.

Còn phố Mạc Thái Tông được đặt cho đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng, đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, cuối đường Vũ Phạm Hàm, dài 840 mét, rộng 17 mét.

Ngã tư giao cắt phố mới Mạc Thái Tông với phố Trung Kính và Vũ Phạm Hàm. Đây là nút giao thông quan trọng trong khu vực quận Cầu Giấy, giảm tải cho trục đường Trần Duy Hưng ở cửa ngõ phía Tây thành phố.

Mạc Thái Tông (1502-1540), tên húy là Mạc Đăng Doanh, con trưởng của Thái tổ Mạc Đăng Dung. Năm 1530, Mạc Đăng Doanh kế vị Mạc Thái Tổ, đổi niên hiệu là Đại Chính. Ông ở ngôi từ năm 1530 đến 1540. 

Trước đó, tại kỳ họp lần thứ 13, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về đặt tên và điều chỉnh độ dài 22 đường, phố của 8 quận/huyện, trong đó có 9 đường phố mang tên địa danh, 4 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 6 đường phố mang tên danh nhân và 3 phố điều chỉnh kéo dài.

Trong số 19 tuyến phố này, có 2 tuyến phố mang tên 2 vị vua nhà Mạc là Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông. Trước khi đặt tên Hà Nội đã lấy ý kiến nhiều nhà khoa học và người dân.

Tồn tại từ năm 1527-1677 (trị vì từ năm 1527-1592), vương triều Mạc có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Nhưng do ảnh hưởng bởi cái nhìn thiên lệch, chủ quan của các sử gia phong kiến, việc ghi chép, nghiên cứu cũng như đánh giá về vương triều Mạc chưa đầy đủ, chân thực, đã tạo ra cái nhìn phiến diện về vương triều này. Trước đó đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên hay không khi lựa chọn hai vị vua triều Mạc để đặt tên cho hai tuyến phố mới tại Hà Nội.

Tin tức mới nhất về xã hội mời bạn đọc xem thêm tại đây.

Đức Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.