Hà Nội: Cán bộ, người lao động rời thành phố phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị
(CL&CS) - Hà Nội yêu cầu những cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc các cơ quan, đơn vị khi đi ra khỏi Thành phố trong các ngày nghỉ Lễ hoặc các ngày thứ Bảy, Chủ nhật (ngoài giờ hành chính) phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo cấp trên...
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 1597/UBND-KGVX về việc tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố Hà Nội.
Văn bản nêu rõ, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố đang diễn biến phức tạp, khó lường, thực hiện kết luận tại Hội nghị Thường trực Thành ủy ngày 24/5/2021 về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thành phố, UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 Thành phố yêu cầu Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Chủ tịch, Tổng giám đốc các Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước thuộc Thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt, nghiêm túc các nhiệm vụ, nội dung quy định công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo các văn bản của Trung ương và Thành phố, đặc biệt là 9 Công điện của Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành từ ngày 29/4/2021 đến ngày 24/5/2021.
Đảm bảo giữ an toàn tuyệt đối tại cơ quan công sở và sức khỏe cho cán bộ công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị, trong đó, yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, người đứng đầu các cấp ở địa phương chỉ đạo chủ động phối hợp, cập nhật tình hình trong nước và thế giới, rà soát để không ngừng hoàn thiện và tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch trong phạm vi quản lý phù hợp với tình hình dịch bệnh và yêu cầu thực tế.
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải gương mẫu, tích cực tham gia và đi đầu trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Đồng thời, tăng cường các biện pháp an toàn phòng chống dịch Covid-19 tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành; khuyến khích làm việc trực tuyến đảm bảo hiệu quả công việc và an toàn phòng dịch. Quán triệt nghiêm việc tổ chức các hoạt động hội họp đảm bảo quy định tại Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 11/5/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố.
Hạn chế các cuộc họp trực tiếp, tăng cường họp trực tuyến, bố trí ngồi giãn cách tối thiểu 2m theo điều kiện thực tế, thường xuyên khử khuẩn trước và sau các cuộc họp, để phòng họp thông thoáng, hạn chế sử dụng điều hòa trung tâm. Hạn chế tiếp khách cá nhân; tổ chức khai báo y tế, đo thân nhiệt tại bộ phận thường trực, đảm bảo an toàn tối đa, tránh sự cố đáng tiếc. Sắp xếp vị trí chỗ ngồi tại các căng tin, bếp ăn tập thể trong khuôn viên cơ quan để phòng ngừa tối đa nguy cơ lây nhiễm.
Quản lý chặt chẽ cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Những cán bộ công chức, viên chức, người lao động trực thuộc các cơ quan, đơn vị khi đi ra khỏi thành phố trong các ngày nghỉ lễ hoặc các ngày thứ Bảy, Chủ nhật (ngoài giờ hành chính) phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị hoặc lãnh đạo cấp trên và phải báo cáo lại với đơn vị khi trở lại thành phố, đồng thời, khai báo y tế online tại website https://tokhaiyte.vn/ và các ứng dụng NCOVI, Bluezone trong vòng 24h từ khi có mặt tại Thành phố.
Riêng đối với người đi đến những vùng, những nơi có bệnh nhân theo thông báo của cơ quan y tế (Bộ Y tế, Sở Y tế, CDC Hà Nội, CDC các tỉnh thành...) mà được đăng thông tin công khai thì phải được theo dõi, giám sát y tế chặt chẽ và phải báo cáo với thủ trưởng đơn vị. Nếu có dấu hiệu ho sốt, khó thở hoặc dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19 thì phải tự cách ly, đồng thời, thông báo ngay cơ sở y tế tại địa phương để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Ban Chỉ đạo Thành phố tổ chức kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch tại các cấp, các ngành, các đơn vị và địa phương thuộc Thành phố.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, ban chỉ đạo phòng chống dịch các ngành, các cấp, các địa phương chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND Thành phố nếu để xảy ra vi phạm tại cơ quan, đơn vị phụ trách quản lý theo phân công, phân cấp, phân nhiệm; chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp, hành vi vi phạm theo quy định.
Hồng Liên
- ▪Đã kiểm soát tốt lây nhiễm Covid-19 nên cuộc bầu cử sẽ diễn ra tốt đẹp
- ▪Cơ sở giáo dục chủ động quyết định việc tổ chức hình thức dạy và học trong thời gian dịch Covid-19
- ▪COVID-19 làm cho ngân hàng tinh trùng Thụy Điển cạn kiệt
- ▪Chủ tịch Quốc hội vào 'tâm dịch' để kiểm tra công tác bầu cử và chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19
Bình luận
Nổi bật
Đường sắt tốc độ cao nâng tầm nền kinh tế Việt Nam
sự kiện🞄Thứ tư, 30/10/2024, 18:17
(CL&CS) - Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, qua đánh giá sơ bộ, tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao trục Bắc - Nam làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP. Đây là con số hết sức đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Đà Nẵng tạm dừng tắm biển, cấm đường lên bán đảo Sơn Trà
sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 08:41
(CL&CS) - UBND quận Sơn Trà vừa có thông báo tạm dừng lưu thông phương tiện trên bán đảo Sơn Trà từ 17h ngày 26/10 để đảm bảo an toàn và ứng phó với bão Trà Mi.
[Infographic] Phát triển hệ thống đường cao tốc Việt Nam
sự kiện🞄Thứ hai, 28/10/2024, 08:40
(CL&CS) - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã xác định, phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược. Nghị quyết đề ra mục tiêu: đến năm 2030 phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.