Gỡ khó cho vay tiêu dùng, đẩy lùi “tín dụng đen”

(CL&CS)- Cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền trên nhiều nền tảng về tác hại và hệ lụy của tín dụng đen; tạo điều kiện cho người lao động, công nhân tiếp cận các nguồn vốn vay an toàn, ưu đãi.

Thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam vẫn đang còn nhiều dư địa để phát triển. Tuy nhiên, sự xuất hiện của tín dụng đen cùng nhiều yếu tố khách quan khác đã đẩy nhiều công ty tài chính tiêu dùng rơi vào cảnh khó khăn khi khó tiếp cận người vay cùng tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng.

Tại hội thảo "Gỡ khó cho vay tiêu dùng - Đẩy lùi tín dụng đen" do Hệ sinh thái Thông tin kinh tế VTVMoney, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức ngày 31/10 nhằm tìm giải pháp hỗ trợ thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển lành mạnh, để cung cấp vốn cho các nhu cầu chính đáng của người dân, đặc biệt là người lao động thu nhập thấp.

Muôn vàn cái khó của tín dụng

Trong 5 năm gần đây, thị trường tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Sự phát triển của nền kinh tế số, thương mại điện tử cùng nhiều yếu tố khác đã thúc đẩy cho tăng trưởng tín dụng tiêu dùng trong những năm qua.

Tại hội thảo “Gỡ khó cho vay tiêu dùng – đẩy lùi tín dụng đen”, ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng, cho biết tính đến ngày 31/8/2023, dự nợ cho vay phục vụ đời sống toàn hệ thống đạt khoảng 2,67 triệu tỷ đồng, tương đương 21% tổng dư nợ nền kinh tế và tăng 2,93% so với cuối năm 2022. Trong đó, dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của 16 công ty tài chính là 135.945,36 tỷ đồng (chiếm khoảng hơn 5% dư nợ cho cho vay phục vụ đời sống).

Tuy nhiên, thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo báo cáo của FiinGroup, nợ xấu tại các tổ chức tài chính đã tăng từ 10,7% trong cuối năm 2022 lên 12,5% trong 6 tháng đầu năm 2023. Nợ xấu của nhiều công ty tài chính đến nay đã lên đến 8 – 10%, cá biệt có công ty nợ xấu lên đến 20%.

hoithao

Hội thảo "Gỡ khó cho vay tiêu dùng - Đẩy lùi tín dụng đen"

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng mạnh tại các tổ chức tài chính là do ảnh hưởng từ nền kinh tế gặp khó khăn. Trong 9 tháng năm 2023, GDP của Việt Nam tăng 4,24%, mức thấp nhất trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay (trừ năm 2020, 2021 do tác động của dịch Covid-19).

Kinh tế khó khăn, thu nhập giảm sút khiến người lao động có xu hướng cắt giảm chi tiêu, Trong nửa đầu năm 2023, thị trường bán lẻ tại Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng âm trong doanh thu, thể hiện rõ nhất qua sự sụt giảm doanh thu của 3 “ông lớn” trong ngành bán lẻ là Thế Giới Di Động, Điện máy xanh và FPT Shop.

Bên cạnh đó, sự bùng nổ của tín dụng đen với nhiều hình thức khác nhau, từ cho vay truyền thống đến tạo lập các ứng dụng “nhái” với địa chỉ truy cập giống hoặc gần giống với các công ty tiêu dùng chính thống, cũng khiến người tiêu dùng phần nào mất đi niềm tin vào tín dụng. Không ít người thậm chí còn đánh đồng các tổ chức tín dụng đen cho vay với lãi suất “cắt cổ” với các công ty tài chính được cấp phép hoạt động.

Từ đó, nhiều khách hàng đi vay nảy sinh tâm lý “người khác bùng được, mình cũng bùng được”. Không ít các hội nhóm hướng dẫn bùng nợ, dạy nhau cách bùng nợ tín dụng với số lượng thành viên lên tới hàng trăm nghìn người xuất hiện trên các trang mạng xã hội, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các tổ chức tài chính.

Mở rộng kênh cho vay chính thống

Tại hội thảo, để nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, các diễn giả đã thông tin thêm về các gói hỗ trợ người dân tiếp cận với các nguồn vốn vay an toàn; các dấu hiệu để giúp người dân nhận diện các công ty tài chính tiêu dùng hợp pháp, tránh rơi vào “bẫy” tín dụng đen.

Theo chuyên gia kinh tế - Tiến sĩ Cấn Văn Lực, cho vay tiêu dùng hiện đang được thực hiện qua ba kênh chính thức là cho vay qua các ngân hàng thương mại, cho vay qua các công ty tài chính và cho vay qua một số tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, ở mỗi phân khúc sẽ có đối tượng và mục tiêu cho vay khác nhau. Một trong những nguyên nhân chính khiến nợ xấu cho vay tiêu dùng ở mức cao xuất phát từ câu chuyện nhận thức “dễ vay, dễ bùng nợ”.

Vì vậy, bà Nguyễn Thanh Tùng (Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước) nhấn mạnh giải pháp cần nâng cao trách nhiệm của người dân “đã đi vay là phải có ý thức trả nợ”.

Son

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Trưởng phòng 06, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an

Thiếu tá Nguyễn Ngọc Sơn, Phó trưởng Phòng 6, Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an nhận định: Thời gian tới, tình hình kinh tế, lao động, việc làm vẫn gặp nhiều khó khăn, cùng với nhu cầu tài chính cuối năm tăng cao sẽ phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ “tín dụng đen”. Do đó, để có thể đẩy lùi “tín dụng đen”, các cơ quan, tổ chức có liên quan cần tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được phân công, đẩy mạnh công tác phối hợp với các đơn vị liên quan, để phòng ngừa và phát hiện và triệt phá các tổ chức “tín dụng đen”. Cần đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền trên nhiều nền tảng về tác hại và hệ lụy của tín dụng đen; tạo điều kiện cho người lao động, công nhân tiếp cận các nguồn vốn vay an toàn, ưu đãi…

Các công ty tài chính cũng cần quan tâm hỗ trợ với người lao động, công nhân thu nhập thấp bằng các gói vay hấp dẫn, lãi suất thấp.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

LPBank triển khai đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 05/05/2024, 22:47

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank) đang triển khai thực hiện các thủ tục để đổi tên ngân hàng theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 thông qua.

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.