Dữ liệu cũ
Chủ nhật, 16/08/2015, 11:00 AM

Giáo dục hiện đại: Thương cho roi cho vọt là lỗi thời

(NTD) - Đoạn clip ghi lại cảnh đấu khẩu khó coi giữa giáo viên và học sinh tại một trung tâm Anh ngữ ở Hà Nội đã trở thành đề tài nóng trên mạng trong suốt tuần qua. Sự việc một lần nữa khiến chúng ta phải nhìn lại văn hóa ứng xử thầy - trò và cách giáo dục ngày nay.

giáo dục hiện đại2
Một vụ cô giáo tát học trò ở TP.HCM. Người giáo viên trong ảnh đã bị kỷ luật nặng.

Cách đây vài năm, dư luận cả nước từng rúng động trước hình ảnh nhiều học sinh cấp 2 tại một trung tâm bồi dưỡng kiến thức ở Thái Nguyên bị thầy giáo dùng roi quất mạnh vào người mà không được kêu đau, chỉ vì những lỗi nhỏ nhặt như quên không xin chữ ký phụ huynh, bị điểm 5, hay chép bài khi thầy chưa cho phép. Kinh ngạc hơn là phương pháp giáo dục phản khoa học và phi sư phạm này lại được hầu hết phụ huynh có con học tại trung tâm đó đồng tình với lập luận: có thể con cái họ sẽ ngoan và đạt được kết quả học tập tốt hơn.

Tương tự trong trường hợp của cô Lê Na, nhiều ý kiến cũng tỏ ra bênh vực cách hành xử của cô giáo này và phê phán thái độ “chống đối” của các học viên vì “thầy mắng trò là chuyện thường” hay “dù thầy có sai thì trò cũng không được “bật” lại”. Nhiều người còn dẫn chứng những câu chuyện thời xa xưa đi học bị quở phạt, đòn roi của họ và kết luận “học trò phải cho roi cho vọt thì mới nên người”.

giáo dục hiện đại1
Cô Lê Na - nhân vật chính trong đoạn clip gây xôn xao dư luận.

Quan niệm roi vọt trong học đường vốn rất phổ biến ở Việt Nam trong thời chiến tranh và sau giải phóng. Khi đó đất nước khó khăn, trường học lập nên hầu hết vì mục đích xóa mù chữ, nâng cao dân trí, không đặt nặng lợi nhuận, thậm chí miễn giảm học phí cho hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ thời đó đều muốn con cái dành thời gian phụ giúp trong các công việc đồng áng hay buôn gánh bán bưng để tăng thu nhập cho gia đình nên việc học thường bị coi nhẹ. Thuyết phục học sinh đi học đã khó, giữ cho học sinh không bỏ học giữa chừng còn khó hơn. Nhiều thầy cô bắt buộc phải áp dụng cách giáo dục nghiêm khắc, thậm chí áp chế để học sinh nể mình mà chuyên tâm học tập. Những câu răn đe nặng nề kiểu “không học sau này chỉ có làm cu-li” hay thậm chí là đòn roi thường xuyên được sử dụng. Thời đó, mối quan hệ thầy trò có phần gần gũi như cha mẹ với con cái, nên quan niệm “thương cho roi cho vọt” vốn chỉ dành cho việc dạy con mới có thể áp dụng nơi trường lớp.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại thì phương pháp đòn roi đã không còn phù hợp. Đất nước mở cửa, dân trí tăng cao, việc học hành cũng được chú trọng. Bên cạnh đó, internet phát triển cũng giúp thanh thiếu niên có điều kiện tiếp xúc với kiến thức và phương pháp giáo dục của những nước tiên tiến, đồng thời nhận thức rõ về quyền lợi pháp lý và xã hội của mình hơn. Mối quan hệ giữa thầy trò cũng chỉ dừng lại ở việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, không mang tính gia đình như trước. Phương pháp giáo dục đòn roi, áp chế cũng không được chấp nhận trong nhà trường vì sẽ bị quy kết vào hành vi bạo lực học đường, xúc phạm nhân phẩm học sinh.

giáo dục hiện đại
Đừng để quan niệm “thương cho roi cho vọt” biến trường lớp thành cơn ác mộng với học sinh.

Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý cho biết: “Chúng ta không phủ nhận rằng nhiều thế hệ được giáo dục bằng phương pháp roi vọt đã trở thành những công dân có ích, biết phân biệt phải trái đúng sai. Nhưng xã hội nay đã khác, người ta không thể dùng roi vọt hay vũ lực để đàn áp người khác. Cho dù một đứa trẻ vẫn phải được giáo dục trong một sự tôn trọng”.

Đồng quan điểm, PGS-TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã có phát biểu với báo giới: “Hiện nay tất cả các cơ sở giáo dục đều có quy định khắt khe về việc không được sử dụng bạo lực ngôn ngữ hay thể xác với học sinh. Những giáo viên vi phạm đều có hình thức kỷ luật nặng nhất là thôi việc. Cô Lê Na này, theo tôi, không đủ tư cách là một giáo viên khi sử dụng những lời lẽ thô bạo như thế với học sinh của mình. Cho dù học sinh có hành động sai trái thì người giáo viên cũng phải có trách nhiệm khuyên nhủ, giải thích một cách rõ ràng, nhã nhặn chứ không thể mày - tao một cách “chợ búa” như thế được”.

Ông Nhĩ cũng cho biết thêm tuy cô Na có tiếng là dạy giỏi, chuyên môn cao nhưng “người có tài mà không có đức thì xã hội vẫn không thể chấp nhận”.

Đoạn clip dài 7 phút ghi lại cảnh giám đốc trung tâm là cô Lê Na liên tục sử dụng những ngôn từ thiếu chuẩn mực, thậm chí lôi cả cung hoàng đạo ra để đe dọa, thách thức các học viên đang bức xúc vì lịch học bị vô cớ dời ngày. Suốt cả clip, cô Na liên tục xưng “mày-tao” và mắng học viên “vô học” vì dám có thái độ “chất vấn” mình. Được biết, ngay cả khi đứng lớp giáo viên này cũng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ “chợ búa” với học viên: “Cô thường xuyên mắng bọn mình ngu, thậm chí ví bọn mình với động vật. Nhưng vì cô từng du học, lại có kinh nghiệm dạy tiếng Anh nhiều năm nên nhiều bạn vẫn theo học”, chủ nhân của đoạn clip chia sẻ trên trang cá nhân.

 Vương Giang

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.