Gian lận thương mại, hàng giả diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi
(CL&CS) - Vấn nạn gian lận thương mại, hàng giả diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi hiện vẫn dai dẳng. Để ngăn chặn tình trạng này, không chỉ cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng mà còn cần sự nhận diện và tham gia tố giác của người dân, sự chủ động bảo vệ thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp.
Buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng tinh vi hơn
Hiện nay, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Facebook, Zalo, Tiktok ngày càng gia tăng, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh, với các vi phạm của nhiều nhóm mặt hàng thiết yếu. Cùng với đó là các hình thức khác như lừa đảo, trốn thuế trên không gian mạng ngày càng gia tăng. Đây cũng là lĩnh vực mà các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát phát hiện và xử lý.
Ngoài ra, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn ra dưới các hình thức mang vác, vận chuyển nhỏ lẻ, qua đường mòn, lối mở, giao dịch, trao đổi hàng hoá cư dân biên giới có chiều hướng giảm mạnh. Các đối tượng vi phạm có xu hướng chuyển sang lợi dụng pháp nhân và sự thông thoáng từ khâu thành lập, quản lý doanh nghiệp, ký kết hợp đồng thương mại, khai báo hải quan, thông quan và hậu kiểm để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với quy mô lớn hơn, phương thức và thủ đoạn tinh vi hơn, các hành vi phổ biến như không khai báo hải quan, khai sai tên hàng, số lượng, chủng loại, giá trị, nguồn gốc xuất xứ, phá niêm phong tẩu tán hàng trên đường vận chuyển, thẩm lậu sau khi đã tạm nhập, tái xuất, quá cảnh, chia hàng nhỏ lẻ, khoán cung đoạn vận chuyển, nhập khẩu hàng hoá không đáp ứng điều kiện tiêu chuẩn, quy chuẩn… để vi phạm.
Theo ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT- Bộ Công Thương) từng cho biết, việc gian lận thương mại ngày càng tinh vi, nhất là hành vi tẩy xóa mác đưa vào lưu thông hàng cận hạn sử dụng, hết hạn sử dụng. Một hành vi khác có chiều hướng gia tăng, đó là việc thành lập doanh nghiệp nhằm trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng… TMĐT trong thời gian đại dịch COVID-19 cũng rất phát triển. Các tổ chức, cá nhân lợi dụng giao diện điện tử sử dụng nhiều phương thức thủ đoạn từ rao bán quảng cáo, đăng tải mặt hàng trên Facebook, Tik Tok, Instagram…
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), trong 6 tháng đầu năm 2022, lực lượng chức năng cả nước đã phát hiện, xử lý 54.199 vụ việc vi phạm (giảm 25,05% so với cùng kỳ năm 2021), trong đó có 5.243 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu (giảm 53,72%); 47.781 vụ gian lận thương mại, gian lận thuế (giảm 4,72%); hơn 1.000 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ (giảm 90,61%). Thu nộp ngân sách Nhà nước 3.728 tỷ đồng.
Những tháng cuối năm hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả sẽ gia tăng theo hướng phức tạp do nhu cầu về hàng tăng mạnh vào thời điểm cuối năm. Nhất là hiện nay, hoạt động TMĐT trên nền tảng mạng xã hội và sàn TMĐT ngày càng phát triển, giao nhận hàng qua các dịch vụ chuyển phát nhanh, giao hàng tận nơi gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm.
7 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của Ban chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389 quốc gia), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh cho biết nhiệm vụ thời gian tới còn rất lớn, nhất là từ nay đến cuối năm, các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là các dịp lễ, tết …sẽ làm gia tăng khả năng buôn lậu, gian lận, hàng giả.
Chỉ đạo các nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ yêu cầu:
Thứ nhất, thực hiện nghiêm các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng nhằm đấu tranh, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; xác định công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có những nơi, những chỗ có những lực lượng có "bảo kê" cho hoạt động buôn lậu….
Thứ hai, cần phải nhận diện được các vấn đề nổi cộm hiện nay, đặc biệt là phương thức, thủ đoạn mới trong buôn lậu, gian lận, hàng giả để có phương án đấu tranh. Để làm được, Phó Thủ tướng Thường trực đồng ý cần rà soát lại các cơ sở pháp lý, trong đó có việc xử lý hàng thu giữ tuy đã có quy định nhưng còn khó khăn, vướng mắc thực tế, cần rà soát văn bản pháp lý, cả Nghị định, Thông tư hướng dẫn.
Thứ ba là về phối hợp, xử lý của tất cả các lực lượng được nhiều nhiều đơn vị, địa phương kiến nghị, nhất là trong xử lý, chia sẻ, cung cấp thông tin cần được tăng cường. Vận động người dân tham gia tố cáo tội phạm là hết sức quan trọng. Cần công khai số điện thoại, email của Ban chỉ đạo 389 các lực lượng và địa phương để người dân có địa chỉ tố cáo, từ đó có cơ sở xử lý nhiều vụ việc. Đồng thời, phải ứng dụng khoa học công nghệ vì hiện nay tội phạm buôn lậu, nhất là ma túy đều sử dụng công nghệ rất hiện đại.
Thứ tư, truy cứu, điều tra các thông tin để tìm ra nguồn gốc của các hàng hóa buôn lậu. Bởi hiện nay dù trao đổi trên không gian mạng thì cũng cần có nguồn hàng, nên cần truy ra nguồn hàng, nguồn gốc xuất xứ, nhất là các mặt hàng nổi cộm như thuốc, xăng dầu,…
Thứ năm, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các Ban chỉ đạo đều đã có kế hoạch từ đầu năm, giờ tiếp tục có kế hoạch đấu tranh đến cuối năm.
Thứ sáu, Các cơ quan thông tấn báo chí phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng phản ánh kịp thời, chính xác tình hình và kết quả công tác này, nhất là các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng; làm tốt công tác tuyên truyền chính sách pháp luật, vận động người dân không tham gia vận chuyển, tiếp tay cho hoạt động buôn lậu, lên án các hành vi lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá hàng hoá.
Thứ bảy, đối với Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị cần chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng khẩn trương hoàn thiện dự thảo kế hoạch chống buôn lậu qua đường hàng không, đường bộ; rà soát chế độ báo cáo của Ban chỉ đạo quốc gia, đề xuất sửa đổi những vấn đề còn bất cập; chủ động nắm bắt tình hình, theo dõi, đôn đốc các lực lượng chức năng trong công tác chống buôn lậu; tổ chức thực hiện nghiêm các ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban chỉ đạo 389 quốc gia.
Trúc Thi
Bình luận
Nổi bật
Sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 15:49
(CL&CS)- Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 33/2024/TT-BYT quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đối với sữa và thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc diện bình ổn giá, kê khai giá.
Chuyên gia cảnh báo nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao dịp cuối năm
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 08:10
(CL&CS) - Trong những năm gần đây, tình trạng sử dụng rượu không rõ nguồn gốc, rượu giả, hoặc rượu tự nấu không được kiểm định an toàn đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại.
Khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 21:00
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho rằng, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" là một giải pháp cần thiết, quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.